Đại Thế Chí Bồ Tát là ai? Sự tích về Đức Phật của Trí Tuệ Viên Mãn

Đại Thế Chí Bồ Tát là ai?

Đại Thế Chí Bồ Tát còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau. Chẳng hạn như là Đại Tinh Tấn Bồ tát, Đắc Đại Thế Bồ tát, Vô Lượng Quang Bồ tát, …. Hoặc có thể gọi vắn tắt hơn là Thế Chí.

Theo như Tây Phương Tam Thánh có viết, Ngài chính là vị Bồ Tát đứng phía bên phải của Đức Phật A Di Đà. Trên cổ Ngài thường đeo chuỗi anh lạc và trên tay luôn cầm hoa sen xanh. Trong đó thì hoa sen xanh chính là tượng trưng cho sự thanh tịnh. Ngài đã dùng trí tuệ để dứt ra khỏi những phiền não vô mình, đồng thời cứu vớt chúng sinh lên khỏi vũng vùn ác trước mắt. Cũng giống như là đóa sen luôn vươn mình lên cao hơn “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Sự tích về Đại Thế Chí Bồ Tát

Từ thuở xa xưa ở thế giới Vô Lượng Đức Tựu An Lạc có một vị Đức Phật tên hiệu là Kim Quang Sư Tử Du Hỷ thị hiện để có thể hóa độ chúng sanh. Vào lúc ấy, tại đất nước này có vị vua lấy hiệu là Oai Đức chuyên dùng chánh pháp để ngự trị nhân dân. Do đó ông được gọi với cái tên là Pháp Vương. Và vị vua này rất thờ kính Phật Kim Quang Sư Tử Du Hỷ.

Vào một ngày nọ, nhà vua đang ngồi tọa thiền Tam muội cho đến khi xuất định thì thấy hai bông hoa sen mọc ở hai bên tả hữu. Và bên trong mỗi bông sen sẽ có mỗi đồng tử.

Nhà vua cùng với hai đồng tử cùng đến chổ Phật để được nghe Pháp. Vị Vua Oai Đức đó chính là tiền thân của Phật Thích Ca và hai vị đồng tử chính là Bồ Tát Đại Thế Chí và Bồ tát Quán Thế Âm.

Lại vào một thuở khác, Khi mà Đại Thế Chí Bồ Tát chưa xuất gia học đạo. Lúc bấy giờ Ngài chính là đứa con thứ hai của Vua Vô Tránh Niệm có tên là Ni Ma Thái Tử. Ngài đã vâng lời phụ vương phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng. Đồng thời phát nguyện phổ độ chúng sanh.

Sự tích về Đại Thế Chí Bồ Tát

Xem thêm: 8 vị phật bản mệnh hộ mệnh 12 con giáp mang lại bình an và may mắn

Những hạnh tu mà Ngài chú tâm

Ba nghiệp của bản thân

  • Không sát hại chúng sanh.
  • Không trộm cướp của người.
  • Không tà dâm.

Bốn nghiệp tại miệng

  • Không nói láo xược.
  • Không nói lời thêu dệt.
  • Không nói lời hai chiều.
  • Không nói lời độc ác.

Ba nghiệp tâm ý

  • Không tham lam nhiễm danh lợi và sắc dục.
  • Không hờn giận oán cừu.
  • Không được si mê ám muội. Cùng với những món hạnh tu thanh tịnh mà cùng hướng về Đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Và luôn cầu đặng về một thế giới trang nghiêm và đẹp đẽ. Tựa như coi Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai.

Hình tượng Bồ Tát Đại Thế Chí

Hình tượng Bồ Tát Đại Thế Chí
Hình tượng Bồ Tát Đại Thế Chí

Ngài là vị Phật đứng bên phải của Đức Phật A Di Đà. Ngài luôn đeo chuỗi anh lạc và trên tay cầm hoa sen xanh. Hoa sen xanh ở đây tượng trưng cho sự thanh tịnh, tức là sự đoạn đức. Ngài đã dùng trí tuệ dứt sạch tất cả phiền não ô nhiêm trong cuộc sống. Đồng thời cứu vớt chúng sanh lên khỏi vũng bùn ác trước mặt.

Muốn cứu vớt được chúng sanh đi về cõi Tịnh độ thì trước tiên cần dạy họ cách dứt sạch phiền não và ô uế. Chính vì vậy, danh hiệu của Ngài đã nói lên ý nghĩa vận dụng ánh sáng trí tuệ chiếu soi cho chúng sinh. Giúp họ có thể thấy rõ những ô nhiễm của mình và giúp cho họ có thêm sức mạnh. Nhờ sức mạnh này để đoạn trừ được những ô nhiễm này và đưa họ trở về cõi Tịnh độ.

Theo kinh Quán Vô Lượng Thọ, Ngài Bồ Tát thân cao tám mươi muôn ức na do tha do tuần. Làn da màu vàng tử Kim, bên trong thiên quan của Bồ tát có 500 hoa báu. Mỗi một bông hoa báu lại có 500 đài báu và bên trong mỗi đài đều hiện quốc độ tịnh diệu của mười phương Chư Phật. Nhục kế như Bát đầu ma, bên giữa nhục kế sẽ có một bình báu, khác hoàn toàn với hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát.

Trong hiện đồ mạn đồ la thai tạng giới của Ngài Mật tông, ngài là vị thứ hai ở bên phương trên trong viện Quan Âm. Người ngồi trên bông hoa sen đỏ, thân màu trắng và trên tay cầm hoa sen mới nở. Tay phải của Ngài co ba ngón giữa và đặt ở trước ngực. Mật hiệu chính là Trì luân kim cương, hình Tam muội da là hoa sen mới nở.

Kết luận

Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn đọc đồng tu có thể hiểu hơn về Đại Thế Chí Bồ Tát. Để từ đó ta cũng hiểu hơn về lý do tại sao ta lại thờ cúng Ngài trong cuộc sống. Nếu bạn còn vấn đề gì thắc mắc thì hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hướng dẫn cách cúng Rằm tháng Giêng đúng chuẩn

1. Rằm tháng giêng là ngày gì? Rằm tháng Giêng hay còn được gọi là ngày tết Nguyên Tiêu, tết Thượng Nguyên, tết Trạng Nguyên……

Ý nghĩa Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn và các biểu tượng, pháp khí

Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn là ai? Thiên Thủ Thiên Nhãn hay còn được gọi với cái tên khác là Bồ Tát Chuẩn Đề. Ngoài…

Tìm hiểu về Hư Không Tạng Bồ Tát và nên mua Phật bản mệnh ở đâu?

Nguồn gốc xuất xứ cái tên Bồ Tát Hư Không Tạng Nguồn gốc xuất xứ cái tên Bồ Tát Hư Không TạngTrước khi Ngài xuất…

Ý nghĩa của bát hương trên bàn thờ và cách sắp xếp hợp phong thuỷ

Bát hương trên bàn thờ với ý nghĩa thể hiện việc thờ cúng của gia đình Bát hương trên bàn thờ với ý nghĩa thể…

Bài văn khấn cúng khai trương đúng chuẩn nhất [Tham Khảo]

Lễ cúng khai trương là gì? Lễ cúng khai trương là nghi thức quan trọng được thực hành ở sự kiện khai trương shop, chi…

Tổng hợp những mẫu bàn thờ đẹp khi thờ cúng gia tiên

Loại bàn thờ, tủ thờ phổ thông Đây là kiểu bàn thờ được nhiều người lựa chọn và sử dụng nhất. Với mẫu mã, chất…
Chia sẻ
Bỏ qua