Ý nghĩa Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn và các biểu tượng, pháp khí

Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn là ai?

Thiên Thủ Thiên Nhãn hay còn được gọi với cái tên khác là Bồ Tát Chuẩn Đề. Ngoài ra Ngài cũng thường được biết đến với cái tên như Bồ Tát Quán Thế Âm hay Bồ Tát Quán Tự Tại. Ngài là vị Phật có nghìn tay nghìn mắt. Phật Thiên Thủ đã tự hóa thân mình thành nghìn tay nghìn mắt để có thể soi thấu trần gian. Đồng thời dang rộng vòng tay yêu thương cứu giúp những mảnh đời bất hạnh chốn nhân gian. 

Ý nghĩa tên gọi Thiên Thủ Thiên Nhãn

  • Thiên: mang ý nghĩa nhiều và vô số.
  • Thủ: là tay.
  • Nhãn: biểu thị cho mắt.

Thiên Thủ Thiên Nhãn tức là tay nhiều vô số và mắt nhiều vô số.

Ý nghĩa tên gọi Quan Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn

  • Quan: nhìn thấu suốt mọi vật.
  • Thế: dương gian, trần gian.
  • Âm: chính là âm thanh

Quan Thế Âm có nghĩa là cứu khổ, luôn lắng nghe nơi nào có tiếng kêu cứu của chúng sinh. Bất kể là nơi nào dưới trần gian thì Ngài sẽ ứng hiện để cứu độ.

Ý nghĩa biểu tượng, pháp khí trên người Phật Thiên Thủ

Ý nghĩa biểu tượng, pháp khí trên người Phật Thiên Thủ
Ý nghĩa biểu tượng, pháp khí trên người Phật Thiên Thủ

Phật Thiên Thủ có nghìn tay, nghìn mắt và trên mỗi bàn tay đều có một con mắt. Những con mắt này được gọi là mắt Trí Tuệ.

1. Phần tay

Hai tay của Phật luôn chắp lại và ở giữa có ngọn Mani, một biểu tượng của viên mãn. Bên cạnh đó, trên những cánh tay khác Phật mang những pháp khí biểu tượng cho Phật giáo. Có thể kể đến như là: Búa, kiếm, tràng hoa, vải lụa gấm vóc, châu báu, hoa sen, bình tịnh thủy, chày kim cang, bánh xe pháp,….

Ý nghĩa của pháp khí:

  • Chuỗi tràng hoa là biểu tượng cho lòng từ bi và sự thanh tịnh nơi cửa Phật.
  • Pháp Luân chính là Giáo Pháp của Đức Phật ban trải đồng thời cứu độ khắp nơi. Nó mang ý nghĩa tượng trưng cho những lần chuyển bánh xe Pháp của Đức Phật.
  • Hoa sen mang ý nghĩa tượng trưng cho Bồ đề thanh tịnh. Và còn là phẩm hạnh giác ngộ của chư Phật.
  • Cung tên: cung tên – mắt – đích nằm trên cùng một đường thẳng tượng trưng cho sự ngay thẳng, rõ ràng, hợp nhất của căn. Đồng thời đánh bại 4 ma là tử ma, ngũ ấm ma, phiền não ma, thiên ma.
  • Bình cam lộ là biểu tượng cho năng lượng pháp vị cam lồ. Đồng thời còn tượng trưng cho sự gia trì của chư Phật để diệt trì tất cả phiền não, đau thương.

Ngoài những bàn tay nắm giữ pháp khí, Ngài còn có 42 tay ở giữa đại diện cho 42 thành vị chứng. 42 vị này cứu độ 25 cõi chúng sanh trải qua 42 thánh vị để thành tựu được giác ngộ. Ngoài ra, lớp tay bên ngoài cùng còn tượng trưng cho Hóa thân Phật đi tất cả các nẻo trong luân hồi. Người đi mọi nẻo để có thể phổ độ cho chúng sanh trần gian cực khổ. Những cánh tay chỉ xuống là biểu thị cho vô úy thí.

2. Phần đầu

Về phần đầu của Phật có tổng cộng 11 giác ngộ. Bao gồm tất cả là 5 tầng tượng trưng cho ngũ trí của Ngài.

  • Tầng trên cùng chính là Pháp thân.
  • Tầng tiếp theo là Báo Thân.
  • 3 tầng cuối cùng chính là Hóa Thân

3. Phần mặt

Phật có tổng cộng là 9 khuôn mặt:

  • 3 mặt ở giữa mang ý nghĩa tượng trưng cho Đại viên cảnh trí
    3 mặt bên trái mang ý nghĩa tượng trưng cho bình đẳng tính trí
    3 mặt bên phải là biểu thị cho thuyết pháp quan sát.

Ý nghĩa Phật bản mệnh Thiên Thủ Thiên Nhãn?

Ý nghĩa Phật bản mệnh Thiên Thủ Thiên Nhãn?
Ý nghĩa Phật bản mệnh Thiên Thủ Thiên Nhãn?

Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn chính là Phật Quan Âm nghìn tay nghìn mắt. Tùy từng địa phương sẽ có ấn định riêng có thể là mấy trăm, mấy ngàn, mấy nghìn,… Trong đó mỗi phần thân thể người lại tượng trưng cho ý nghĩa khác nhau.

  • Bàn tay tượng trưng cho sự hành động cứu nhân phù hộ.
  • Con mắt tượng trưng cho sự nhìn thấu muôn nỗi niềm trong nhân gian.

Qua đó có thể thấy số lượng tay và mắt nhiều vô kể mà Phật có thể ứng hiện và dang rộng bàn tay từ bi để cứu giúp. Hễ mắt đang chú ý ở đâu thì ngay lập tức tay sẽ theo ngay đến đó. Bất kể là ở đâu trên thế gian này, Phật đều nhìn rõ tường tận mọi thứ. Khi mọi người đem theo Phật bản mệnh bên người sẽ luôn bình an, gặp may mắn và gặt hái nhiều thành công.

Ai nên đeo Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn

Ai cũng có thể mang Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn bên mình. Tuy nhiên mỗi người, mỗi độ tuổi khác nhau khi đeo Phật bản mệnh sẽ đem lại những tác dụng khác nhau.

  • Ông bà, bố mẹ mang bên mình để cầu bình an và may mắn.
  • Vợ chồng mang để mong muốn gia đình luôn hạnh phúc.
  • Con cháu trong gia đình đeo để đặng cho sự nghiệp luôn thành công, học hành thì tiến tới.

Càng đặc biệt hơn khi bạn tặng Phật bản mệnh cho người thân, gia đình của mình. Bởi nó mang trong mình một ý nghĩa vô cùng to lớn là biểu thị cho tấm lòng của người tặng. Mong muốn đem lại những điều tuyệt vời nhất cho gia đình của mình, con đường công danh thăng tiến,…

Xem thêm: 8 vị phật bản mệnh hộ mệnh 12 con giáp

Kết luận

Bài viết trên đây là những thông tin bổ ích về Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm hiểu biết về vị Phật Nghìn tay nghìn mắt này, đồng thời có những cách thờ cúng đúng đắn nhất nhé!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài văn khấn cúng khai trương đúng chuẩn nhất [Tham Khảo]

Lễ cúng khai trương là gì? Lễ cúng khai trương là nghi thức quan trọng được thực hành ở sự kiện khai trương shop, chi…

Cách sắp xếp và ý nghĩa của 18 vị La Hán

18 vị la hán có ý nghĩa gì? Mỗi vị La Hán đều có ý nghĩa của riêng mình, bao gồm: – La Hán Ba…

Hướng dẫn cách bốc bát hương Thổ Công đúng chuẩn

Lý do nên thờ Thổ Công trong nhà Bạn biết gì về Thổ Công? Thổ Công hay còn được biết đến với tên gọi là…

Cách đặt lư hương trên bàn thờ như thế nào là đúng chuẩn?

Ý nghĩa của lư hương trên bàn thờ gia tiên Như đã nói ở trên Lư hương là một trong những vật phẩm trong thờ…

Có nên thắp hương vào buổi tối hay không? Tại sao?

Ý nghĩa của việc thắp hương trên bàn thờ Về mặt tinh thần thì việc thắp hương chính là một nét đẹp văn hoá truyền…

Cúng giao thừa 2023 – Tìm hiểu lễ cúng giao thừa đúng chuẩn

1. Lễ Cúng giao thừa là gì? Giao Thừa chính là khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ sang năm mới. Theo tục xưa, giao…

Ý nghĩa của câu nói Đông bình tây quả là gì?

Đông bình tây quả là gì? Đông bình tây quả là cách bài trí hoa quả, bình hoa trên bàn thờ có từ xa xưa.…

Phổ Hiền Bồ Tát là ai? Ý nghĩa tượng Phổ Hiền Bồ Tát

Phổ Hiền Bồ Tát là ai? Phổ Hiền Bồ Tát là ai?Bồ Tát Phổ Hiền có tiền thân chính là người con thứ 4 của…
Chia sẻ
Bỏ qua