Nhập Trạch là gì? Những điều cần chú ý khi làm lễ nhập trạch

1. Nhập Trạch là gì?

Nhập Trạch hay Nhập Trạch lấy ngày theo một cách hiểu đơn giản nhất đó là nghi lễ dọn vào nhà mới của người Việt ta.

Nghi lễ này để bày tỏ long thành kính của gia chủ đối với các vị thần và văn hóa tiến hành các nghĩ lễ theo truyền thống dân tộc Việt. Hay được hiểu đơn giản là hành động thờ cúng thần linh, tổ tiên trước khi dọn vào một nơi ở mới.

2. Nhập trạch ngày nào tốt

Mục đích chọn ngày đẹp chuyển đến nhà mới là để gặp nhiều may mắn. Đầu xuôi đuôi lọt, khi mọi việc ban đầu thuận lợi thì cuộc sống về sau cũng theo đó trở nên thuận lợi, tốt đẹp hơn.

Thông thường có 3 cách để chọn ngày, giờ làm lễ nhập trạch: chọn theo hướng nhà – chọn theo tuổi chủ nhà hoặc chọn theo giờ hoàng đạo.

Nếu ứng dụng tất cả các phương pháp này để tìm ngày thì có khi cả tháng không thể tìm được một ngày tốt. Bởi lẽ có ngày hoàng đạo thì không hợp thiên can địa chi, hoặc ngược lại, hoặc có khi hợp thiên can địa chi nhưng lại không hợp hướng nhà… Thế nên theo Bát Tràng Family, khi muốn xem ngày tốt xấu để làm lễ nhập trạch, gia chủ chỉ cần tránh những ngày xấu cố định trong năm như Dương công kỵ nhật, Tam nương, Sát chủ, những tháng cần kiêng như tháng 3, tháng 7 âm lịch (vì hai tháng này có tiết Thanh minh và Vu lan báo hiếu, là những tiết có liên quan đến người chết). Sau đó thì các gia chủ chọn lấy một trong các phương pháp nêu trên để lựa chọn ngày giờ đẹp.

  • Ngày Tam nương: gồm các ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27 âm lịch hàng tháng.
  • Ngày Thọ tử là các ngày 5, 14, 23 âm lịch hàng tháng.
  • Ngày Dương công kỵ nhật, theo học giả Phan Kế Bính trong sách Việt Nam phong tục là những ngày âm lịch sau: Ngày 13 tháng Giêng, 11/2, 9/3, 7/4, 5/5, 3/6, ngày 8 và 29/7, 27/8, 25/9, 23/10, 21/11, ngày 19 tháng Chạp.

nhập trạch ngày nào tốt

Nên chọn kỹ ngày khi làm lễ nhập trạch

Thời gian vào nhà phải là buổi sáng sớm, buổi giữa trưa, hoặc trước lúc mặt trời lặn, tránh dọn đồ đến nhà mới vào buổi tối. (Tốt nhất là vào buổi sáng và nên trong khoảng từ mùng 1 đến hôm rằm, không nên về nhà mới vào cuối tháng).

3. Mâm đồ cúng (lễ vật) nhập trạch gồm những gì?

Mâm cúng nhập trạch thường có ba phần, là ngũ quả, hương hoa và mâm thức ăn. Bạn có thể chia làm 3 mâm nhỏ, hoặc bày chung trên một mâm lớn. Tùy điều kiện gia đình mà bạn có thể làm đồ cúng hoành tráng hay gọn nhẹ. Nhưng hãy nhớ, quan trọng vẫn là lòng thành, không có chuyện mâm cúng lớn thì sẽ được phù hộ nhiều hơn, vậy nên bạn cứ sắm lễ cúng chuyển nhà mới trong khả năng tài chính của mình nhé!

  • Ngũ quả: Lựa chọn 5 loại trái cây tươi ngon theo mùa, ít hơn hoặc nhiều hơn 5 cũng được, miễn sao mâm trái cây tươi ngon và đẹp mắt.
  • Hương hoa: Gồm lọ hoa tươi cúng nhà mới (hồng, cúc hoặc ly), cặp đèn cầy, nhang, trầu cau, vàng mã, 3 hũ nhỏ đựng muối gạo và nước.
  • Mâm cơm cúng chuyển nhà: Phụ thuộc vào quan niệm thờ cúng mà bạn có thể chọn mâm cơm chay cúng chuyển nhà hoặc mâm cơm mặn.
    • Nếu là mâm cỗ mặn thì gồm bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc và 1 trứng vịt luộc), gà luộc hoặc heo quay, xôi hoặc cháo, các món mặn khác tùy ý.
    • Nếu là mâm cơm chay thì có thể làm theo gợi ý sau: rau củ xào, canh rau củ, đậu hũ, xôi đậu, chè, bánh kẹo,….
    • Ngoài ra mâm cơm cúng nhập trạch còn có thêm 3 ly trà, 3 ly rượu, 3 điếu thuốc.

mâm cúng lễ nhập trạch

Mâm cúng lễ nhập trạch

4. Hướng dẫn cách cúng nhập trạch chuyển nhà mới cụ thể

Dưới đây là hướng dẫn cách làm lễ nhập trạch nhà mới chi tiết và đầy đủ nhất. Nếu bạn cảm thấy phần nào chưa thật sự phù hợp với gia đình mình có thể lược bỏ bớt một vài yếu tố.

1. Việc đầu tiên trong lễ nhập trạch cần làm là đốt lò than và đặt ngay cửa ra vào. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể đến nhà mới đốt lò trước khi xe chuyển nhà tới.

2. Khi xe chuyển nhà tới thì bày các đồ cúng lên mâm ngay ngắn, chuẩn bị các đồ đạc sẵn sàng để tiến hành thủ tục cúng chuyển nhà mới.

3. Chủ nhà (nên là người nam trụ cột gia đình) bước qua lò than vào nhà trước tiên (chân trái trước, chân phải sau), tay cầm theo bát hương cùng bài vị gia tiên.

4. Các thành viên khác cũng lần lượt bước qua lò than, cầm theo các vật thờ cúng còn lại, chiếu (hoặc nệm), bếp nấu và các đồ vật may mắn đã đề cập, lưu ý không ai được đi tay không.

5. Điều đầu tiên nên làm khi bước vào nhà là bật tất cả điện và mở mọi cánh cửa, cửa sổ tượng trưng cho việc khai thông khí, đánh thức ngôi nhà

6. Lúc này, một số thành viên sẽ sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần tài thổ địa cho ngay ngắn. Một số thành viên khác bày mâm cúng ở giữa nhà, nên hướng về phía hợp tuổi của gia chủ

7. Một người đại diện thắp nhang và đọc văn khấn, các thành viên còn lại cũng đứng trước mâm cúng chấp tay nghiêm trang.

8. Sau khi đọc văn khấn, trong thời gian chờ nhang tàn, gia chủ bật bếp và nấu nước phà trà, nên để nước sôi 5-7 phút trước khi pha. Trà dùng để dâng lên mâm cúng và để người nhà thưởng thức. Việc nấu nước có ý nghĩa khai hỏa, tạo sức sống cho nhà mới.

9. Tiến hành hóa tiền vàng, khi cháy hết thì lấy rượu rưới lên tàn tro

10. Bạn giữa lại 3 hũ muối, gạo, nước để sau này đặt vào bàn thờ Táo quân, biểu trưng cho sự no đủ

11. Lúc này lễ khấn nhập trạch xem như hoàn tất, bạn có thể đem lần lượt các thùng đồ vào nhà và sắp xếp lại như ý muốn.

mâm cúng ngày nhập trạch

5. Những điều cần chú ý khi làm lễ nhập trạch

Trước đây khi dọn về nơi ở mới thì các thành viên trong gia đình phải tự tay mình chuyển đồ đạc đến nhà mới và dọn đồ cúng sau. Vì vậy, gia đình bạn có thể thuê xe tải hoặc ba gác để chở đồ đạc đến nơi ở mới sau đó các thành viên trong gia đình tự bên đồ vào nhà mới và sắp xếp lại đồ đạc sao cho phù hợp nhất.

Lễ nhập trạch vào nhà mới rất quan trọng theo phong tục của người Việt

Lễ nhập trạch vào nhà mới rất quan trọng theo phong tục của người Việt

Nếu gia đình có vợ chồng con cái chuyển sang nhà mới thì cần ghi nhớ trước tiên để người vợ cầm gương tròn vào nhà trước (mặt gương soi vào nhà). Sau đó đến lượt gia chủ tự tay bê bát hương tổ tiên vào rồi mới lần lượt sau đó người nhà mang bếp, chăn đệm cùng các đồ đạc khác vào sau.

Gia chủ cũng cần tự tay cầm bài vị cúng gia thần tổ tiên vào nhà mới sau đó các thành viên trong gia đình vào theo sau, trong tay nên cầm theo tiền, đồ vật có giá trị với ý nghĩa để tài lộc trong nhà mới luôn dồi dào, đầy đủ.

Có một số quan niệm kiêng để người tuổi Hổ bước vào nhà trước khi làm lễ nhập trạch vì không nên “rước Hổ vào nhà”. Những người tuổi Hổ có thể vào sau khi gia chủ hoàn thành xong lễ nhập trạch vào nhà mới.

Thời gian tiến hành nhập trạch tốt nhất là vào buổi sáng, giữa trưa hoặc lúc mặt trời mới bắt đầu lặn, tránh chuyển nhà vào buổi tối sẽ đem đến nhiều điều không may mắn.

6. Giải đáp các thắc mắc liên quan đến nhập trạch

Nhập trạch có cần bàn thờ không?

Bàn thờ là vật dụng kết nối gia chủ với thần linh, thổ công tại nơi đó. Khi dọn về nhà mới, nếu không có bàn thờ ông bà tổ tiên thì ít nhất gia chủ cũng cần phải chuẩn bị một bàn thờ Thần tài – Thổ công với các vật dụng sau:

– Bàn thờ Thần tài  – Thổ công.

– Bát hương (bát nhang).

– Chóe thờ.

– Đèn dầu hoặc chân nến.

– Lọ hoa.

nhập trach có cần bàn thờ hay không

Bàn thờ không thể thiếu khi nhập trạch

Nhập trạch nhà chung cư phải làm thế nào?

Lễ nhập trạch nhà chung cư cũng làm tương tự như nhà đất bình thường. Tất cả đều áp dụng theo các trình tự ở phía trên, tuy nhiên đặc thù của nhà chung cư thường nhỏ, sử dụng lối đi hành lang chung bạn cũng căn nhắc lựa chọn thời điểm sao cho không ảnh hưởng đến “hàng xóm” xung quanh.

nhập trạch nhà chung cư

Chung cư nên chọn bàn thờ treo tường

Thời gian nên tránh làm lễ nhập trạch khi nhận căn hộ:

  • Tháng Giêng tránh ngày Ngọ;
  • Tháng Hai tránh ngày Mùi;
  • Tháng Ba tránh ngày Thân;
  • Tháng Tư tránh ngày Dậu;
  • Tháng Năm tránh ngày Tuất;
  • Tháng Sáu tránh ngày Hợi;
  • Tháng Bảy tránh ngày Tý;
  • Tháng Tám tránh ngày Sửu;
  • Tháng Chín tránh ngày Dần;
  • Tháng Mười tránh ngày Mão;
  • Tháng Mười một tránh ngày Thìn;
  • Tháng Chạp tránh ngày Tị.

Bốc bát hương trước hay nhập trạch trước?

Ở phía trên đã đề cập nhập trạch là lễ cúng khi dọn vào nhà ở, chứ không phải là ngày nhận được nhà, căn hộ mới mà chưa có đầy đủ tiện nghi để phục vụ cho việc sinh sống. Chính vì vậy, khi quyết định có người ở thường xuyên hãy làm lễ nhập trạch, không nên làm lễ nhập trạch trước rồi mới bốc bát hương sau.

Bàn thờ gia tiên có mấy bát hương

Bát hương là vật không thiếu trên bàn thờ khi nhập trạch

Trên đây là những thông tin giúp bạn biết được lễ Nhập Trạch là gì? Những điều cần lưu ý khi làm lễ Nhập Trạch để chuyển đồ vào nhà mời được thuận lợi.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mùng 5 tháng 5 là ngày gì? Tìm hiểu ngay

Mùng 5 tháng 5 là ngày gì Ngày mùng 5 tháng 5 theo âm lịch hàng năm chính là ngày “Tết Đoan Ngọ” hay còn…

Lễ cúng đầu năm 2022 – Mâm lễ và bài cúng đúng chuẩn

1. Mâm cúng lễ đầu năm:  Đồ lễ cúng đầu năm thường bao gồm: Hương nến (hoặc đèn dầu). Hoa và mâm ngũ quả. Trái cây. Bánh,…

Những loại quả không nên thắp hương để tránh những điều xui xẻo

Ý nghĩa của việc dâng quả thắp hương trên bàn thờ tổ tiên Ý nghĩa của việc dâng quả thắp hương trên bàn thờ tổ…

Cửu huyền thất tổ là gì? Cách bày trí và bài cúng cơm

Cửu huyền thất tổ là gì? Cửu Huyền Thất Cổ có nghĩa là: Cửu huyền có nghĩa là Chín đời: Cao, tằng, tổ, cha, mình, con,…

Cải táng là gì? Những vấn đề cần biết về cải táng

Cải táng là gì? Sự quan trọng của cải táng Con người luôn lấy “Hiếu Đạo” làm đầu trong vấn đề đạo đức. Cải táng…

Ngày vía Quan Âm bồ tát là ngày nào? Nên chuẩn bị những gì?

Quan Thế Âm Bồ Tát là ai? Quan Thế Âm Bồ Tát là người lương thiện có lòng bao dung với hết thảy mọi người,…

Vị trí đặt ảnh thờ hợp lý trên bàn thờ đúng chuẩn

Những vị trí đặt ảnh thờ đúng chuẩn Đồ thờ cúng trên bàn thờ đều có một vị trí của riêng mình, theo một quy…
Chia sẻ
Bỏ qua