Bài Văn khấn cúng Thần Tài Thổ Địa Đúng Chuẩn 2022

1. Ý nghĩa của việc cúng Thần tài, Thổ địa

Thần Tài là vị thần cai quản những công việc liên quan đến tiền bạc và của cải.

  • Theo dân gian quan niệm, thì Thần Tài mang đến của cải cho mỗi gia đình. Vậy nên nhiều gia đình, đặc biệt là những người tham gia vào lĩnh vực kinh doanh, mua bán đều thờ cúng Thần Tài với mong muốn có thật nhiều tiền bạc, cuộc sống sung túc, dư dả tiền bạc.
  • Theo phong tục Việt Nam, cứ vào ngày Vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng, các gia đình người Việt Nam thường làm lễ cúng Gia Thần, Gia Tiên để cầu xin cho mọi người trong gia đình được khoẻ mạnh, bình an, may mắn, thành đạt…
  • Theo dân gian, ngày cúng thần Tài hay còn gọi là ngày thỉnh thần Tài vào ngày mùng 10 hàng tháng. Nhưng ngày nay, do cách bố trí đặt bát hương thờ Thần Tài và Thổ Địa (hay còn gọi là ông địa) chung một bàn thờ nên chúng ta hay dâng lễ thờ cúng Thần Tài hàng ngày hoặc cúng thần Tài ngày rằm, mùng một. Như vậy không sai vì thờ cúng theo lòng thành tâm của gia chủ, không cứ ngày lễ mới làm. Lòng thành càng nhiều, phúc đức càng viên mãn.

Văn khấn Thần Tài, Thổ Địa có thể dùng trong các ngày:

  • Cúng Thần Tài, Thổ Địa mùng 10 hàng tháng.
  • Cúng Thần Tài, Thổ Địa mùng 1, ngày rằm hàng tháng.

2. Cách sắm và chuẩn bị lễ cúng Thần tài, Thổ địa

  • Lễ cúng vào ngày Mồng Một (lễ Sóc) và lễ cúng vào chiều tối ngày Rằm (lễ Vọng) thường là lễ chay: Hương, hoa, trầu cau, quả, tiền vàng. Ngoài lễ chay cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn.
  • Sắm lễ ngày mồng một và ngày rằm chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị: hương, hoa, lá trầu, quả cau, chén nước.

Xem thêm: Ông thần tài đặt bên trái hay phải? Hướng dẫn cách bài trí đúng chuẩn

3. Văn khấn cúng ngày Vía Thần Tài hàng tháng

Khi thực hiện nghi thức cúng thần Tài hàng ngày hay vào ngày mùng 10 hàng tháng, một việc quan trọng không thể thiếu là đọc văn khấn Thần Tài thỉnh Thần lên và nghe lời cầu khấn của gia chủ. Bài này cũng được sử dụng làm Văn khấn thỉnh Thần Tài Thổ Địa.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

  • Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
  • Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
  • Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
  • Con kính lạy Thần tài vị tiền.
  • Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là …………………………………………….Ngụ tại………………………………………………….

Hôm nay là ngày…… tháng….… năm……..

Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

4. Bài khấn cúng Ông địa, Thần tài hàng ngày

Lạy Thành Hoàng bản cảnh, Ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh khuất mặt khuất mày, các vị Tiền chủ Hậu chủ.

Con tên là……….. niên canh……….., ……….tuổi.

Ở tại ngôi gia, số…….. đường……… quận……… tỉnh (thành)………… Việt Nam quốc.

Khấu xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa – Thần Tài chứng minh cho lòng thành tâm khấn vái, xin chư vị cho con được ………………….. (lời khấn để xin điều gì đó).

Mọi việc vuông tròn, con xin được hậu tạ………… (hứa hẹn tạ lễ).

Con xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh, chư vị Tiền chủ Hậu chủ chứng giám cho lòng thành khấn vái. Kính bái.

Khấn xong, vái hay lạy ba cái.

5. Văn khấn thần tài vào dịp Rằm tháng bảy

Rằm tháng 7, các doanh nghiệp, công ty vẫn hay sắm sửa đồ lễ để cúng ban thần tài. Tuy nhiên, làm sao để cúng đúng thì không hẳn chủ doanh nghiệp nào cũng biết. Do vậy, ngoài Bài văn khấn rằm tháng 7 tại cơ quan, bài văn khấn ban thần tài ngày rằm tháng 7, chuyên dùng cho các công ty, doanh nghiệp cúng rằm tháng 7 tại công ty.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cúng ông Táo 2022 theo đúng chuẩn truyền thống dân tộc

1. Cúng ông Táo ngày nào? Theo quan niệm dân gian, có nhiều ý kiến cho rằng cúng ông Táo vào ngày 22 tháng Chạp…

Có nên thắp hương vào buổi tối hay không? Tại sao?

Ý nghĩa của việc thắp hương trên bàn thờ Về mặt tinh thần thì việc thắp hương chính là một nét đẹp văn hoá truyền…

Ý nghĩa của câu nói Đông bình tây quả là gì?

Đông bình tây quả là gì? Đông bình tây quả là cách bài trí hoa quả, bình hoa trên bàn thờ có từ xa xưa.…

Hướng dẫn Lễ cúng đầy tháng cho bé Trai – bé Gái đúng chuẩn

1. Tại sao phải cúng đầy tháng? Theo quan niệm dân gian của ông bà ngày xưa thì một đứa trẻ được hình thành và bình…

Ý nghĩa và vị trí đặt Lọ Lộc Bình trên bàn thờ hợp phong thủy

Ý nghĩa của Lọ Lộc Bình Ý nghĩa của Lọ Lộc BìnhNhững nhà phong thủy cho rằng, lục bình chính là nơi lưu trữ linh…

Cúng giao thừa 2023 – Tìm hiểu lễ cúng giao thừa đúng chuẩn

1. Lễ Cúng giao thừa là gì? Giao Thừa chính là khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ sang năm mới. Theo tục xưa, giao…

Những loại quả không nên thắp hương để tránh những điều xui xẻo

Ý nghĩa của việc dâng quả thắp hương trên bàn thờ tổ tiên Ý nghĩa của việc dâng quả thắp hương trên bàn thờ tổ…

Hướng dẫn làm lễ cúng Tất Niên đúng chuẩn 2023

1. Tất niên là gì? Tất niên hay còn gọi là cúng Tất niên, lễ Tất niên, tiệc Tất niên là một nghi thức nhằm ghi…
Chia sẻ
Bỏ qua