Những tác dụng của lá vối có thể bạn chưa biết?
Cây vối là cây gì? Đặc điểm của cây vối
Cây vối có danh pháp khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim (Myrtaceae). Là một cây thân mộc cỡ vừa mọc chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Cây có chiều cao tầm 5 đến 6 mét. Đường kính của thân cây khoảng 50cm. Lá vối có hình trái xoan, bầu dục, 2 mặt lá có đốm nâu, phiến lá dày và cứng, cuống lá dài khoảng 1-1,5cm.
Hoa cây vối không có cuống, màu lục nhạt, trắng. Quả vối hình trứng, đường kính từ 7 đến 12 mm khi chín có màu tím sậm, có dịch. Lá, cành non và nụ vối đều có mùi thơm dễ chịu đặc trưng.
Trong lá vối hay nụ vối có chứa tanin, một số chất khoáng, vitamin và có khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu, một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis…
Những tác dụng của lá vối
Nước vối hay trà vối là một loại thức uống được nấu bằng nụ, hoặc lá vối đã ủ chín rồi phơi khô, cũng có thể dùng ngay khi lá còn tươi. Đây là thức uống rất phổ biến ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ ở nước ta. Nước vối có thể được dùng để uống hàng ngày như nước lọc.
Lá vối tươi hay khô sắc đặc được xem là một loại thuốc sát khuẩn dùng chữa nhiều bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt.
Hỗ trợ chữa trị bệnh gout
Theo như nhiều bác sĩ nghiên cứu thì lá vối là một trong những phương pháp hỗ trợ chữa trị rất tốt cho những bệnh nhân gout. Bệnh nhận gout đa số là do ăn nhiều chất béo, dư nồng độ axit uric.
Lá và nụ vối có công dụng giúp tiêu hóa thức ăn, nhất là thức ăn có nhiều dầu mỡ, giảm béo, lợi tiểu tiêu độc. Vì thế nếu sử dụng lá vối hay nụ vối có tác dụng hỗ trợ tiêu tích, làm tan các axit uric đào thải ra ngoài nên góp phần trong phòng ngừa, điều trị bệnh gout.
Thanh nhiệt, thanh lọc cơ thể
Nước nụ vối ngoài là một loại thức uống giải khát rất tốt, giảm stress, mệt mỏi vì có thể thay thế nước lọc bằng nước lá vối để uống hàng ngày. Ngoài ra còn rất lợi tiểu giúp đào thải các độc tố trong cơ thể qua đường tiết niệu hiệu quả.
Giúp giảm mỡ máu, ổn định đường huyết
Uống nước lá vối mỗi ngày có thể ổn định được đường huyết, hạn chế tăng đường huyết, mỡ máu, chống oxy hóa, bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy, phòng tránh đục thủy tinh thể ở bệnh nhân đái tháo đường. Mỗi lần nên nấu khoảng 20g nụ vối với nước sôi để uống trong ngày.
Trị viêm đại tràng
Cho 200g lá vối tươi vò nát vào khoảng 2 lít nước sôi vào và ngâm trong 1 giờ. Dùng nước này uống thay cho nước lọc để hỗ trợ chữa viêm đại tràng, đau bụng âm ỉ.
Lá vối chữa tiêu chảy
Dùng 3 lá vối, vỏ ổi 8 g, núm quả chuối tiêu 10 g. Cùng thái nhỏ phơi khô sắc với 400 ml nước, còn 100 ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền thường xuyên cho đến khi đỡ hơn.
Viêm gan, vàng da
Dùng rễ vối 200 g sắc uống mỗi ngày.
Công dụng chữa đầy bụng
Lấy vỏ thân cây vối 6 – 12 g, sắc kỹ lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày hoặc dùng nụ vối 10 – 15 g, sắc lấy nước đặc uống 3 lần trong ngày để chữa
Trị lở ngứa, chốc đầu
Lá vối vừa đủ nấu kỹ lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu bị chốc lở. Vì lá vối có công dụng sát khuẩn, diệt khuẩn rất tốt.
Vậy uống nước vối hại thận không?
Có nhiều ý kiến cho rằng uống nước vối hại thận không tốt cho sức khỏe? Tuy nhiên điều này là không có căn cứ và cơ sở nào chứng minh được điều này.
Hơn nữa, trong đề tài nghiên cứu khoa học mang tên “Bước đầu nghiên cứu tác dụng điều trị sỏi đường tiết niệu bằng nước hãm nụ vối” của PGS.TS Hà Hoàng Kiệm (Bệnh viện 103 – Học viện Quân y) đã chỉ ra rằng nước vối còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận.
Theo đó, 46 bệnh nhân có sỏi thận được uống nước nụ vối khô liên tục trong 6 tháng đã có dấu hiệu tiêu sỏi và kích thước các viên sỏi giảm đáng kể.
==>> Vậy nên uống nước vôi không có hại gì cho thận cả nhé!
Uống nước vối để qua đêm có được không?
Uống nước vôi để qua đêm được không? Là câu hỏi được nhiều người đặt ra và lo ngại về sức khỏe của bản thân. Không giống như nước chè hay nước trà thì nước lá vối có thể để khá lâu và qua đêm vẫn có thể uống được.
Nguyên nhân chính là trong lá vôi có kháng khuẩn giúp hạn chế vị khuẩn làm hỏng nước lá vối.
Trường hợp pha một ấm nước vối nhưng không uống hết thì bạn nên bảo quản trong tủ lạnh để tránh bị thiu, ngày hôm sau có thể dùng lại bình thường mà không lo bị đau bụng hay gì cả.
Tuy nhiên, trước khi uống nước vối để qua đêm thì bạn nên để ý xem nước có mùi lạ không. Nếu nước có mùi lạ thì không nên uống và đổ đi vì đã bị thiu. Đồng thời, bạn hãm nước mới để uống.
Những lưu ý khi sử dụng lá vối
- Không nên uống nước lá vối khi đang đói vì có thể gây tụt đường huyết.
- Những người quá gầy, sức khỏe suy nhược thì không nên dùng lá và nụ vối.
- Uống nước lá vối tươi quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng hao huyết và tiêu diệt các vi khuẩn có lợi.
Trên đây là những tác dụng cực kỳ hữu ích của lá vối. Hi vọng bài viết đem lại cho bạn những thông tin bổ ích.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!