Quy luật ngũ hành là gì? Lý giải quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc

Ngũ hành là gì?

Ngũ hành là gì?
Ngũ hành là gì?

Người xưa đã phát hiện ra 5 loại vật chất chính là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Và họ đem các hiện tượng trong thiên nhiên vào bên trong cơ thể con người. Đồng thời sắp xếp chúng theo 5 loại vật chất trên được gọi là ngũ hành. Ngũ hành còn mang ý nghĩa chính là sự vận động, chuyển hóa những vật chất trong thiên nhiên cũng như tạng phủ của cơ thể.

Âm dương ngũ hành được biết là một học thuyết theo triết học phương Đông cơ bản về vũ trụ. Tuy nhiên lại có thêm sự thiên biến vạn hóa vi diệu và được ứng dụng khá rộng rãi trong cuộc sống con người. Học thuyết này được ứng dụng trong tử vi, phong thủy, nhân tướng học. Ngoài ra còn nhiều bộ môn khác như là thiên văn học, lịch pháp, văn hóa, chiêm tinh, bói toán,…

Đặc điểm của ngũ hành

Đặc điểm của ngũ hành
Đặc điểm của ngũ hành

Ngũ hành có đặc điểm chính là luôn lưu hành, luân chuyển đồng thời biến đổi không ngừng nghỉ. Ngũ hành không bao giờ mất đi mà nó luôn luôn tồn tại theo không gian và thời gian. Đây chính là nền tảng và động lực để vũ trụ luôn vận động và sinh thành vạn vật.

  • Lưu hành được hiểu là 5 loại vật chất lưu hành tự nhiên trong vạn vật ở không gian và thời gian. Chẳng hạn như lửa khi lưu hành sẽ đốt cháy mọi thứ mà nó đi qua.
  • Luân chuyển được hiểu là 5 loại vất chất lưu hành một cách tự nhiên. Một ví dụ điển hình như hành mộc cây sẽ từ bé lớn dần lên.
  • Biến đổi được hiểu là 5 loại vật chất sẽ biến đổi. Chẳng hạn như lửa đốt cháy mộc hóa thành than tro. Mộc lớn lên có thể sử dụng gỗ để làm nhà. Kim bên trong lòng đất được khai thác và chế biến để thành công cụ hữu ích,…

Ngũ hành tương sinh tương khắc

Ngũ hành tương sinh tương khắc
Ngũ hành tương sinh tương khắc

Theo như quy luật phong thủy thì giữa Trời và Đất luôn có một mối giao thoa nhất định. Quy luật ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc chính là sự chuyển hóa qua lại giữa Trời và Đất. Nhờ vào sự chuyển hóa này đã góp phần tạo nên sự sống của vạn vật.

Ngũ hành tương sinh tương khắc, hay còn nói sinh và khắc. Dù là 2 mặt của một vấn đề, 2 yếu tố này luôn không tồn tại một cách độc lập với nhau. Bên trong tương sinh luôn tồn tại mầm mống của tương khắc. Và ngược lại bên trong tương khắc luôn tồn tại tương sinh. Đây cũng là nguyên lý cơ bản để duy trì được sự sống của vạn vật

Ngũ hành tương sinh

Tương sinh có nghĩa là cùng hỗ trợ, thúc đẩy nhau để sinh trưởng và phát triển. Trong hệ thống của ngũ hành tương sinh bao gồm 2 phương diện khác nhau. Một là cái sinh ra nó và hai chính là cái nó sinh ra, hay gọi đơn giản là mẫu và tử. Quy tắc của tương sinh chính là:

  • Mộc sinh Hỏa: được hiểu chính là cây khô sẽ sinh ra lửa. Hỏa lấy Mộc làm nguyên liệu đốt.
  • Hỏa sinh Thổ: Lửa sau khi đã đốt cháy mọi thứ thành tro bụi thì tro bụi sẽ được vun đắp lại thành đất.
  • Thổ sinh Kim: Kim loại và quặng đều được hình thành từ bên trong lòng đất.
  • Kim sinh Thủy: Kim loại nếu bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra dung dịch ở dạng lỏng.
  • Thủy sinh Mộc: Nước chính là nguồn sống để suy trì sự sống của cây.

Ngũ hành tương khắc

Tương khắc chính là thể hiện sự áp chế cũng như cản trở sự sinh trưởng và phát triển của nhau. Tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng nhưng nếu quá lớn sẽ khiến vạn vật bị suy vong và hủy diệt. Quy luật của tương khắc cũng giống như tương sinh chính là cái khắc nó và cái nó khắc. Quy luật tương khắc chính là:

  • Thủy khắc Hỏa: Nước sẽ dập tắt được ngọn lửa.
  • Hỏa khắc Kim: Lửa mạnh sẽ làm nung chảy kim loại.
  • Kim khắc Mộc: Kim loại được rèn thành kéo và dao để chặt đổ cây.
  • Mộc khắc Thổ: Cây muốn lớn sẽ phải hút hết chất dinh dưỡng trong đất. Chính điều này làm cho đất trở nên khô cằn hơn.
  • Thổ khắc Thủy: Đất sẽ hút nước và ngăn chặn được dòng chảy của nước.

Lời kết

Xem xét kỹ về mặt phong thủy thì quy luật tương sinh và tương khắc luôn đi song hành với nhau. Chúng có tác dụng nhằm duy trì sự cân bằng vận hành trong vũ trụ. Nếu chỉ có sinh mà không có khắc thì sẽ dẫn đến sự phát triển cực độ. Chính sự phát triến quá này sẽ gây ra nhiều tác hại không ngờ. Nhưng ngược lại nếu chỉ có khắc mà không có sinh thì lại không tốt. Vạn vật không thể sinh sôi, nảy nở và phát triển. Chính vì vậy sinh và khắc giúp tạo ra quy luật chế hóa mà không thể tách rời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm đặc biệt của người có mệnh Thạch Lựu Mộc so với các nạp âm khác

Đặc điểm tính cách của người mệnh Thạch Lựu Mộc Nạp âm này thường được hiểu là gỗ của cây lựu mọc trên đá, nó thể…

Mệnh thổ là gì? Mệnh thổ hợp với màu gì và mệnh gì?

1. Mệnh thổ là gì? Mệnh Thổ trong Ngũ hành bao gồm toàn bộ đại địa, sa mạc, núi đá, sơn nguyên,… hợp lại mà…

Bảng tính sinh con hợp tuổi bố mẹ, may mắn luôn mỉm cười

12 cung trong vòng Tràng Sinh là gì?  Mỗi con người đều là một thực thể trong thiên nhiên bao la rộng lớn. Mỗi người…

Những cung mệnh hợp và không hợp với nạp âm Đại Khê Thủy

Giới thiệu sơ về cung mệnh Đại Khê Thủy Các dòng thác hoặc suối lớn ở trong rừng sâu thường có nguồn thủy khí dồi…

Có nên cho người khác mượn tuổi làm nhà không?

Có nên cho người khác mượn tuổi làm nhà hay không? Vấn đề mượn tuổi làm nhà không đơn giản chút nào vì không phải…

Khám phá ưu và khuyết điểm của những người thuộc mệnh Lư Trung Hỏa

Điểm đặc trưng của mệnh Lư Trung Hỏa Thuộc mệnh Hỏa, được hiểu là lửa trong bếp lò nên thường được ví như ngọn lửa…

Chóe thờ là gì? Ý nghĩa của Chóe thờ khi đặt trên ban thờ

Chóe thờ là gì?  Người Việt Nam từ xưa đã quan niệm rằng chóe thờ là một trong những đồ thờ cúng quan trọng. Và…
Chia sẻ
Bỏ qua