Bàn thờ gia tiên gồm những gì? Chi tiết từ A-Z những điều cần biết

Bàn thờ gia tiên gồm những gì?

Bàn thờ gia tiên gồm những gì?
Bàn thờ gia tiên gồm những gì?

Theo truyền thống của người Việt, thờ cúng gia tiên là yếu tố tâm linh cực kỳ quan trọng. Nó tác động tích cực đến đời sống và mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp cho mỗi gia đình. Ngoài bát hương và đồ cúng hoa quả thì trên bàn thờ gia tiên còn có rất nhiều đồ thờ khác.

Bên cạnh đó, tùy theo vùng miền, địa phương và kích thước bàn thờ mà đồ thờ gia tiên cũng rất khác nhau. Những vật dụng sau đây mà chúng tôi chia sẻ cho bạn là vật phẩm cần thiết cho bàn thờ gia tiên. Đây cũng là lời đáp cho câu hỏi: “Bàn thờ gia tiên gồm những gì?”

1. Bát hương thờ gia tiên

Bát hương thờ gia tiên
Bát hương thờ gia tiên

Bát hương là vật phẩm quan trọng nhất không thể thiếu trên bàn thờ, vì đây là nơi ngự của các vị thần thánh, tổ tiên. Nó mang ý nghĩa tâm linh là được gia tiên phù hộ giúp gia chủ yên ấm và làm ăn thuận lợi mọi bề.

Theo quan niệm của người xưa thì phật và gia tiên bạn có thể thờ chung một loại bát hương. Một bàn thờ gia tiên đầy đủ sẽ gồm có 3 loại bát hương:

  • Bát hương để thờ thần, có nhiều vị thần như: thổ công, thần tài, thần lộc, thần phúc,…
  • Bát hương nữa để thờ bà Cô Tổ, đây là vị cô ở giữa thần và gia tiên
  • Bát hương thờ gia tiên

2. Mâm bồng dâng lễ

Mâm bồng dâng lễ
Mâm bồng dâng lễ

Được xem như là vật dụng để dâng lễ vật lên các vị thần thành và tổ tiên. Mâm bồng (hay còn được gọi là đĩa đựng qua quả) là vật dụng không thể thiếu.

Trái cây trưng trên mâm bồng và số loại hoa quả sẽ là những số lẻ như 1, 3, 5. Tùy theo vùng miền, địa phương mà người ta sẽ cúng các loại hoa quả khác nhau theo ý nghĩa riêng của nó.

3. Kỷ chén thờ đựng nước sạch

Kỷ chén thờ đựng nước sạch
Kỷ chén thờ đựng nước sạch

Những mâm cỗ trước bát hương luôn có kỷ ngai chén đựng nước sạch để tưởng nhớ những tổ tiên đã khuất. Kỷ chén thờ BatTrang Family rất phù hợp bởi thiết kế ngai chén thờ hoa văn cuốn thể hiện cho sự tri thức, sự cao sang phú quý và vĩnh cửu.

4. Bộ bát cúng cơm

Gia chủ sẽ thường cúng cơm để mời tổ tiên về cùng hưởng trong các dịp lễ, tết hay ngày tưởng niệm. Những lúc như vậy thì trên bàn thờ gia tiên không thể thiếu bộ bát cúng cơm.

5. Bộ đũa thờ

Bộ đũa thờ luôn đi đôi với bộ bát cúng cơm vì nó mang ý nghĩa trọn vẹn và sum vầy. Theo tâm linh thì nó giúp cho gian tiên của chúng ta dùng để hưởng đồ cúng và chung vui với gia chủ.

6. Lọ cắm hoa

Lọ cắm hoa
Lọ cắm hoa

Theo kinh nghiệm thờ cúng được truyền từ đời này sang đời khác thì lọ cắm hoa sẽ được đặt ở bên trái. Hoa dùng để trưng thờ có thể là hoa tươi, hoa giả hay hoa sen đúc bằng đồng… Bên cạnh đó, một số nơi dùng lọ cắm hoa ở cả 2 bên bàn thờ để cắm cành lộc và cắm hoa.

7. Ống cắm hương

Bên cạnh bộ đồ thờ gia tiên bao giờ cũng có ấm cắm hương. Tuy nhiên nếu bàn thờ quá nhỏ hay không đủ điều kiện thì có thể không dùng hoặc không cần đặt ống cắm hương lên bàn.

8. Chóe cúng

Chóe cúng
Chóe cúng

Theo ý nghĩa phong thủy, chóe cúng tượng trưng cho hũ gạo, hũ vàng, hũ bạc… Với các gia đinh giàu có thời xưa, chóe cúng không những tạo nên vẻ đẹp sang trọng mà còn mang đến ý nghĩa mong muốn cuộc sống giàu sang, phú quý.

9. Nậm đựng rượu

Nậm đựng rượu
Nậm đựng rượu

Trên bàn thờ, nậm rượu được sử dụng để đựng rượu nhằm đảm bảo cho đồ lễ rượu được sạch nhất, tinh khiết nhất khi dâng lên các vị tổ tiên. Nậm rượu trên bàn thờ có ý nghĩa hóa giải hung khí, bảo vệ sức khỏe, mang đến hạnh phúc.

Nậm đựng rượu thông thường sẽ được đặt lên ngai chén thờ với số chén lẻ.

10. Đèn thờ

Đèn thờ
Đèn thờ

Có 3 loại đèn thờ được sử dụng khá phổ biến hiện nay đó là: Đèn cầy (nến), đèn đầu và đèn điện vàng

Mong gia tiên về sum họp và phù hộ cho gia đình nên mỗi khi thắp hương thì thường thắp thêm đèn. Sau khi hương cháy hết chúng ta có thể tắt đèn đi.

Ánh đèn là biểu trưng cho sự nhẫn nhục, vì nhẫn nhục sẽ chuyển lửa từ hận làm thành ánh đại quang minh. Nó còn tượng trưng cho việc thắp lên ngọn đèn trí tuệ cháy mãi không cùng, tiêu trừ nghiệp chướng, mau chứng quả vị bốn hiền. Đó là công đức và ý nghĩa của thắp đèn trên bàn thờ.

11. Di ảnh thờ

Theo quan niệm thì di ảnh thờ chỉ để 3 năm từ ngày người đó qua đời. Muốn để ảnh thờ thì bạn cần phải biết cách sắp xếp ảnh trên bàn thờ gia tiên. Nếu như gia chủ có bố mẹ đã qua đời thì không cần phải có di ảnh thờ.

Với di ảnh thờ thì có thể dùng ảnh đóng khung hoặc đúc tượng bằng đồng để thờ. Việc chọn ảnh thờ như thế nào tùy thuộc vào điều kiện và sự lựa chọn của mỗi gia đình.

Vừa rồi là chia sẻ của BatTrang Family cho câu hỏi: “Bàn thờ gia tiên gồm những gì? Chi tiết từ A-Z những điều cần biết“. Thông qua các nội dung vừa rồi có lẽ bạn đã nắm bắt được các thông tin cần thiết về bàn thờ gia tiên. Mong rằng bạn có thể chuẩn bị một bàn thờ ấm cúng để có thể bày tỏ trọn thành ý với gia tiên của mình!

Tham khảo mẫu đồ thờ: 99+ Bộ đồ thờ gốm sứ Bát Tràng đầy đủ [Đẹp & Giá Rẻ] cao cấp Nhất

Địa chỉ cung cấp đầy đủ bộ đồ thờ bàn thờ gia tiên uy tín nhất

Với những ai đam mê gốm sứ Bát Trang thì không thể không biết đến Bát Tràng Family. Chúng tôi là một trong những địa chỉ uy tín cung cấp các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng, trong đó có cả bộ bàn thờ gia tiên.

Luôn tự hào là một trong những đơn vị uy tín và đi đầu về mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Chúng tôi đảm bảo khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng và ưng ý với những sản phẩm gốm sứ tại Bát Tràng Family.

Mọi thông tin chi tiết liên quan đến các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng quý khách hàng hãy liên hệ trực tiếp với BatTrang Family để được tư vấn và giải đáp chính xác nhất. Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách, chúc quý khách có một ngày hoạt động đạt kết quả tốt và may mắn!

Thông tin liên hệ BatTrang Family – Siêu thị gốm sứ Bát Tràng

  • Địa Chỉ 1: 415 Nguyễn Thái Bình, P. 12, Q. Tân Bình, TPHCM
  • Địa Chỉ 2: 220 Nguyễn Tri Phương, Thạc Gián, Đà Nẵng
  • Địa Chỉ 3: 30 Lê Thị Pha, P.1, Bảo Lộc, Lâm Đồng
  • Hotline: 0903.89.59.59
  • Email: [email protected]
  • Website: https://battrangfamily.com.vn/

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hướng dẫn Lễ cúng đầy tháng cho bé Trai – bé Gái đúng chuẩn

1. Tại sao phải cúng đầy tháng? Theo quan niệm dân gian của ông bà ngày xưa thì một đứa trẻ được hình thành và bình…

Vị trí đặt ảnh thờ hợp lý trên bàn thờ đúng chuẩn

Những vị trí đặt ảnh thờ đúng chuẩn Đồ thờ cúng trên bàn thờ đều có một vị trí của riêng mình, theo một quy…

Bộ tam sên là gì? Ý nghĩa của bộ tam sên

Bộ tam sên gồm những gì và có ý nghĩa thế nào ? Bộ tam sên là tên gọi dân gian của ông bà xưa,…

Bài văn khấn cúng thôi nôi cho bé trai và bé gái đúng chuẩn

Lễ vật nào có trong lễ cúng thôi nôi cho bé? Các lễ vật cần chuẩn bị khi cúng thôi nôi Để thực hiện nghi…

Cúng thôi nôi vào giờ nào đem lại nhiều may mắn cho con?

1. Cúng thôi nôi cho bé trước 12 giờ trưa Cúng thôi nôi thường được tổ chức vào buổi sáng từ 9 giờ đến 12…
Chia sẻ
Bỏ qua