Cúng ông Táo 2022 theo đúng chuẩn truyền thống dân tộc

1. Cúng ông Táo ngày nào?

Theo quan niệm dân gian, có nhiều ý kiến cho rằng cúng ông Táo vào ngày 22 tháng Chạp là tốt nhất, một số khác cho rằng 23 tháng Chạp. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu, lễ cúng Táo Quân nên tiến hành vào giờ Ngọ (từ 11 – 13 giờ) là tốt nhất, vì đây là thời điểm các thần tập trung để chuẩn bị về Trời.

2. Cúng ông Táo ở đâu?

Nhiều người cứ nghĩ rằng, ông Táo là thần cai quản việc bếp núc nên sẽ được cúng ở dưới bếp. Đây là quan niệm khá sai lầm của nhiều gia đình.

Theo truyền thống thì tất cả các vị thần đều được thờ phụng trên bàn thờ chính của gia đình. Bếp là nơi đun nấu thức ăn, không phải nơi có thể cúng lễ. Mâm lễ cúng thường phải được trưng bày ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà.

Trong trường hợp nhà bạn không có bất kì bàn thờ nào thì gia chủ có thể lấy một cái bàn sạch, một cái mâm sạch để đồ cúng và cúng trong khu vực nhà bếp.

3. Mâm lễ cúng ông Táo bao gồm những gì?

Cúng ông Táo theo đúng chuẩn truyền thống dân tộc
Mâm lễ cúng ông Táo ngày 23 tháng chạp
  • Bộ vàng mã: Chuẩn bị hai bộ quần áo cho hai ông Táo có cánh chuồn, một bộ quần áo cho bà Táo không có cánh chuồn. Đặc biệt, các bộ phải chuẩn bị đủ hia và hài.
  • Sớ Ông Công Ông Táo: Tốt nhất bạn nên tìm thầy viết sớ chữ Nho chuẩn để viết, đây là yếu tố quan trọng nhưng cũng không bắt buộc.
  • Tiền vàng, vàng nén, vàng thỏi, tiền thánh đều được, số lượng do bạn quyết định. Tuy nhiên tuyệt đối không cúng tiền Phật
  • 3 con cá chép sống để ông bà Táo cưỡi về trời.
    • Lưu ý: Bạn nên thả cá nhẹ nhàng, không vứt mạnh, cá rất dễ dập bụng mà chết.
  • Hương thơm, đèn cầy, nến sáng.
  • Hoa tươi, một đĩa ngũ quả, rượu tẻ, thuốc lá, chè.
  • Một đĩa bánh chay, một tô cháo mật.
  • Trầu cau tươi.
  • Thịt heo luộc, gà luộc, giò nạc.

​4. Cách thờ cúng ông Táo đúng chuẩn

  • Thắp hương theo số lẻ như 3/5/7/9 nén hương rồi sau đó Sau đó vái ba vái và khấn bài cúng.
  • Đợi hương tàn 2/3 thì xin phép hạ lễ hoá vàng.
  • Như vậy nghi lễ cúng Ông Công, Ông Táo đã hoàn thành xong.

5. Bài văn khấn cúng ông Táo đơn giản

Sau đây là bài văn khấn cúng ông Tào đơn giản mà gia chủ có thể sử dụng khi làm lễ cúng tiễn ông Táo chầu trời:

Nam mô A di đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương!

Con kính lạy Ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, kính dâng Tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật! (3 lần)

Vậy bây giờ bạn đã biết cách chuẩn bị lễ cúng ông Táo như thế nào rồi đúng không? Hi vọng những chia sẻ trên của mình có thể đem đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích vào những dịp lễ cuối năm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Những điều kiêng kỵ khi đặt bàn thờ gia tiên bạn nên tránh

Đặt bàn thờ ở nơi tôn nghiêm, thanh tịnh Những điều kiêng kỵ khi đặt bàn thờ gia tiênĐiều kiêng kỵ khi đặt bàn thờ…

Nhập Trạch là gì? Những điều cần chú ý khi làm lễ nhập trạch

1. Nhập Trạch là gì? Nhập Trạch hay Nhập Trạch lấy ngày theo một cách hiểu đơn giản nhất đó là nghi lễ dọn vào nhà…

Phu thê viên mãn là gì? Ý nghĩa Phu thê viên mãn trong phong thủy

Hình ảnh Phu thê viên mãn Hình ảnh Phu thê viên mãnĐây là hình ảnh tái hiện đôi chim công đang đứng cạnh bên nhau.…

Hướng dẫn Lễ cúng đầy tháng cho bé Trai – bé Gái đúng chuẩn

1. Tại sao phải cúng đầy tháng? Theo quan niệm dân gian của ông bà ngày xưa thì một đứa trẻ được hình thành và bình…

Bài văn khấn cúng giỗ ông bà, tổ tiên theo phong tục Việt Nam

Cúng giỗ ông bà tổ tiên có ý nghĩa như thế nào? Việc cúng giỗ tổ tiên, ông bà là việc chứng minh lòng hiếu…

Đại Thế Chí Bồ Tát là ai? Sự tích về Đức Phật của Trí Tuệ Viên Mãn

Đại Thế Chí Bồ Tát là ai? Đại Thế Chí Bồ Tát còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau. Chẳng hạn như là…

Có nên thắp hương vào buổi tối hay không? Tại sao?

Ý nghĩa của việc thắp hương trên bàn thờ Về mặt tinh thần thì việc thắp hương chính là một nét đẹp văn hoá truyền…
Chia sẻ
Bỏ qua