Quy luật ngũ hành là gì? Lý giải quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc

Ngũ hành là gì?

Ngũ hành là gì?
Ngũ hành là gì?

Người xưa đã phát hiện ra 5 loại vật chất chính là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Và họ đem các hiện tượng trong thiên nhiên vào bên trong cơ thể con người. Đồng thời sắp xếp chúng theo 5 loại vật chất trên được gọi là ngũ hành. Ngũ hành còn mang ý nghĩa chính là sự vận động, chuyển hóa những vật chất trong thiên nhiên cũng như tạng phủ của cơ thể.

Âm dương ngũ hành được biết là một học thuyết theo triết học phương Đông cơ bản về vũ trụ. Tuy nhiên lại có thêm sự thiên biến vạn hóa vi diệu và được ứng dụng khá rộng rãi trong cuộc sống con người. Học thuyết này được ứng dụng trong tử vi, phong thủy, nhân tướng học. Ngoài ra còn nhiều bộ môn khác như là thiên văn học, lịch pháp, văn hóa, chiêm tinh, bói toán,…

Đặc điểm của ngũ hành

Đặc điểm của ngũ hành
Đặc điểm của ngũ hành

Ngũ hành có đặc điểm chính là luôn lưu hành, luân chuyển đồng thời biến đổi không ngừng nghỉ. Ngũ hành không bao giờ mất đi mà nó luôn luôn tồn tại theo không gian và thời gian. Đây chính là nền tảng và động lực để vũ trụ luôn vận động và sinh thành vạn vật.

  • Lưu hành được hiểu là 5 loại vật chất lưu hành tự nhiên trong vạn vật ở không gian và thời gian. Chẳng hạn như lửa khi lưu hành sẽ đốt cháy mọi thứ mà nó đi qua.
  • Luân chuyển được hiểu là 5 loại vất chất lưu hành một cách tự nhiên. Một ví dụ điển hình như hành mộc cây sẽ từ bé lớn dần lên.
  • Biến đổi được hiểu là 5 loại vật chất sẽ biến đổi. Chẳng hạn như lửa đốt cháy mộc hóa thành than tro. Mộc lớn lên có thể sử dụng gỗ để làm nhà. Kim bên trong lòng đất được khai thác và chế biến để thành công cụ hữu ích,…

Ngũ hành tương sinh tương khắc

Ngũ hành tương sinh tương khắc
Ngũ hành tương sinh tương khắc

Theo như quy luật phong thủy thì giữa Trời và Đất luôn có một mối giao thoa nhất định. Quy luật ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc chính là sự chuyển hóa qua lại giữa Trời và Đất. Nhờ vào sự chuyển hóa này đã góp phần tạo nên sự sống của vạn vật.

Ngũ hành tương sinh tương khắc, hay còn nói sinh và khắc. Dù là 2 mặt của một vấn đề, 2 yếu tố này luôn không tồn tại một cách độc lập với nhau. Bên trong tương sinh luôn tồn tại mầm mống của tương khắc. Và ngược lại bên trong tương khắc luôn tồn tại tương sinh. Đây cũng là nguyên lý cơ bản để duy trì được sự sống của vạn vật

Ngũ hành tương sinh

Tương sinh có nghĩa là cùng hỗ trợ, thúc đẩy nhau để sinh trưởng và phát triển. Trong hệ thống của ngũ hành tương sinh bao gồm 2 phương diện khác nhau. Một là cái sinh ra nó và hai chính là cái nó sinh ra, hay gọi đơn giản là mẫu và tử. Quy tắc của tương sinh chính là:

  • Mộc sinh Hỏa: được hiểu chính là cây khô sẽ sinh ra lửa. Hỏa lấy Mộc làm nguyên liệu đốt.
  • Hỏa sinh Thổ: Lửa sau khi đã đốt cháy mọi thứ thành tro bụi thì tro bụi sẽ được vun đắp lại thành đất.
  • Thổ sinh Kim: Kim loại và quặng đều được hình thành từ bên trong lòng đất.
  • Kim sinh Thủy: Kim loại nếu bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra dung dịch ở dạng lỏng.
  • Thủy sinh Mộc: Nước chính là nguồn sống để suy trì sự sống của cây.

Ngũ hành tương khắc

Tương khắc chính là thể hiện sự áp chế cũng như cản trở sự sinh trưởng và phát triển của nhau. Tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng nhưng nếu quá lớn sẽ khiến vạn vật bị suy vong và hủy diệt. Quy luật của tương khắc cũng giống như tương sinh chính là cái khắc nó và cái nó khắc. Quy luật tương khắc chính là:

  • Thủy khắc Hỏa: Nước sẽ dập tắt được ngọn lửa.
  • Hỏa khắc Kim: Lửa mạnh sẽ làm nung chảy kim loại.
  • Kim khắc Mộc: Kim loại được rèn thành kéo và dao để chặt đổ cây.
  • Mộc khắc Thổ: Cây muốn lớn sẽ phải hút hết chất dinh dưỡng trong đất. Chính điều này làm cho đất trở nên khô cằn hơn.
  • Thổ khắc Thủy: Đất sẽ hút nước và ngăn chặn được dòng chảy của nước.

Lời kết

Xem xét kỹ về mặt phong thủy thì quy luật tương sinh và tương khắc luôn đi song hành với nhau. Chúng có tác dụng nhằm duy trì sự cân bằng vận hành trong vũ trụ. Nếu chỉ có sinh mà không có khắc thì sẽ dẫn đến sự phát triển cực độ. Chính sự phát triến quá này sẽ gây ra nhiều tác hại không ngờ. Nhưng ngược lại nếu chỉ có khắc mà không có sinh thì lại không tốt. Vạn vật không thể sinh sôi, nảy nở và phát triển. Chính vì vậy sinh và khắc giúp tạo ra quy luật chế hóa mà không thể tách rời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Những nghề nghiệp thích hợp với mệnh Tuyền Trung Thủy

Mệnh Tuyền Trung Thủy là gì? Mệnh Tuyền Trung Thủy: Tuyền là con suối, Trung là ở giữa, nằm trong còn Thủy là nước. Như…

Người sinh năm 1998 tuổi con gì? Mệnh gì? Hợp với tuổi nào?

Sinh năm 1998 là mệnh gì? Sinh năm 1998 là mệnh gì?Những người sinh năm 1998 là cầm tinh con Hổ, tuổi Mậu Dần thuộc…

Bách Nhi Bách Phúc là gì? Ý nghĩa trong phong thủy

Ý nghĩa Bách Nhi Bách Phúc Theo dân gian Việt Nam từ ngày xưa, Bách Nhi chính là hình ảnh 100 đứa trẻ. Mỗi một…

Nháy mắt trái ở nam nữ báo hiệu điều lành hay xấu?

Ý nghĩa tâm linh của của hiện tượng giật mắt trái Theo quan điểm tâm linh, thì đôi mắt là “con đường” liên kết giữa…

Nậm rượu là gì? Ý nghĩa của Nậm rượu trên bàn thờ gia tiên

Nậm rượu là gì? Nậm rượu là gì?Theo truyền thống cha ông ta bao đời nay truyền lại, trên mâm lễ cúng bao giờ cũng…

Cây Trầu Bà và Ý nghĩa trong phong thủy

Đặc điểm của cây trầu bà Cây Trầu Bà là một loài cây thân thảo có danh pháp khoa học là Epipremnum aureum, lá đơn…

Người sinh năm 1990 tuổi con gì? Mệnh gì? Hợp với tuổi nào?

Sinh năm 1990 tuổi con gì và mệnh gì? Theo quy luật ngũ hành thì những người sinh năm 1990 là năm Canh Ngọ thuộc…

Tuổi Dậu là con giáp gì? Tuổi Dậu hợp tuổi con giáp nào?

Tuổi Dậu là con giáp gì? Tuổi Dậu hay tuổi con gà là con giáp đứng thứ 10 trong bộ 12 con giáp. Con vật…
Chia sẻ
Bỏ qua