Cách làm củ kiệu ngon và đơn giản nhất trong ngày Tết

Củ kiệu là món gì?

Củ kiệu là củ của cây kiệu, là cây thảo nhỏ thuộc họ hành, có thân hành màu trắng, hình trái xoan thuôn. Lá mọc ở gốc, hình dải hẹp, nửa hình trụ, dài 15 – 60cm, rộng 1,5 – 4mm. Được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của người Việt, đặc biệt là mỗi dịp tết cổ truyền khi ăn củ kiệu cùng với bánh chưng.

Cụm hoa hình tán kép trên một cuống hoa dài 15 – 60cm, mang 6 – 30 tán hoa màu hồng hay màu tím), củ có màu trắng, hình tròn hoặc tròn dài giống củ hành nhưng thường nhỏ hơn, củ có nhiều vảy mỏng bọc bên ngoài.

Cách làm củ kiệu ngon và đơn giản nhất trong ngày Tết

Củ kiệu còn có tên gọi khác tiểu toán (tỏi nhỏ), tiểu căn toán, dã toán, đại đầu thái tử, hỏa thông,… Cây kiệu được trồng khắp nơi, nhân dân thường trồng để lấy củ muối dưa, dùng lá làm gia vị như một loại rau thơm.

Công dụng của củ kiệu đối với sức khỏe

Không chỉ là món ăn được dùng trong ngày Tết, củ kiệu còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh trong y học cổ truyền. Củ kiệu có vị đắng, tính ấm vào ba kinh phế, vị và đại tràng.

Công dụng của củ kiệu là giúp thông hoạt lợi, thông dương, tán kết, hành khí, giảm đau, làm ấm bụng dùng chữa viêm mũi mạn tính, nôn khan, sưng đau cơ khớp, chữa bỏng, chữa đau bụng, tức ngực khó thở,…

Cách làm củ kiệu ngâm đường

Nguyên liệu để làm củ kiệu ngâm đường

  • Kiệu tươi: 1kg
  • Giấm ăn: 300ml (nên dùng giấm nuôi thay vì giấm gạo hay giấm công nghiệp)
  • Đường: 250-300g
  • Phèn chua, muối hột
  • Hũ thủy tinh

Cách làm củ kiệu ngâm đường

Hướng dẫn cách làm củ kiệu ngâm đường

Bước 1: Sơ chế kiệu tươi

  • Ngâm dưa kiệu trong nước muối pha loãng khoảng 12 tiếng. Sau đó rửa kiệu từ 2-3 lần cho sạch nước muối.
  • Bạn đập nhỏ phèn chua rồi hòa với nước cho tan.
  • Đổ kiệu vào nước phèn chua rồi đem ra phơi ngoài nắng từ 2 – 3 tiếng. Sau đó, rửa kiệu cho sạch phèn chua rồi rải kiệu ra mẹt (có thể thay bằng khay hoặc mâm) để tiếp tục phơi nắng cho ráo khoảng 3 – 4 tiếng.
  • Kiệu sau khi phơi xong thì đem cắt rễ, ngọn, lột lớp vỏ ngoài và rửa lại 1 lần nữa cho sạch, vớt ra để ráo nước. Lưu ý: Cách làm dưa kiệu ngon không cắt quá sâu ở phần gốc rễ, sẽ làm củ kiệu muối nhanh hư.
  • Nhúng qua kiệu vào giấm rồi vớt ra để ráo giúp kiệu lên men tốt hơn.

Bước 2: Ngâm kiệu với đường

  • Khi kiệu đã khô ráo hoàn toàn thì cho kiệu vào một âu to để ngâm đường. Đầu tiên, bạn cho một lớp đường dưới đáy âu, sau đó là 1 lớp kiệu, tiếp theo lại là 1 lớp đường, rồi 1 lớp kiệu. Cứ như vậy cho đến khi hết kiệu.
  • Đậy kín âu lại, đợi khoảng 2 ngày cho củ kiệu ra nước, tự lên men.
  • Sau 2 ngày, đường đã tan, bạn gắp hết kiệu cho vào hũ thủy tinh đã tiệt trùng sạch, khô rồi dùng nan tre gài phía trên. Sau đó, đổ hết nước đường tan ra vào hũ, đậy kín hũ rồi để ở nơi thoáng mát. Để dưa kiệu chua, có thể ăn được thì cần mất khoảng 14 ngày.

Củ kiệu ngâm đường sau khi thành phẩm

Cách làm củ kiệu ngâm mắm

Nguyên liệu để làm củ kiệu ngâm mắm

  • Củ kiệu: 1kg
  • Cà rốt: 2 củ
  • Đu đủ xanh: nửa quả
  • Ớt: 4 quả
  • Hành lá
  • Gia vị: nước mắm, đường trắng, muối

Hướng dẫn cách làm củ kiệu ngâm mắm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Đầu tiên, bạn sơ chế, cắt bỏ vỏ đu đủ, cà rốt, rễ kiệu. Ngâm các loại rau củ trên vào nước lạnh để giữ độ giòn sau khi sơ chế.
  • Thái đu đủ, cà rốt, và ớt thành những miếng nhỏ. Cho 1 thìa cà phê muối vào một chậu nước khoảng 2 lít rồi cho kiệu, đu đủ, cà rốt vào ngâm trong một đêm(có thể ngâm bằng nước đá cho các nguyên liệu được tươi và giòn hơn).

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu của cách làm củ kiệu ngâm mắm

Bước 2: Phơi nguyên liệu

  • Sau khi rau củ đã được ngâm xong thì đổ tất cả nguyên liệu ra rổ cho ráo nước.
  • Dàn đều rau củ ra mâm và mang phơi nắng một ngày để có độ héo. Bạn chỉ nên phơi vừa héo, nếu héo quả sẽ làm cho kiệu bị dai, mất độ giòn.

Bước 2: Phơi nguyên liệu làm củ kiệu

Bước 3: Ngâm củ kiệu với mắm

  • Bạn hòa tan nước 1 bát con nước mắm với 1 bát con đường. Sau đó, đun nước mắm trên lửa nhỏ khoảng 15 – 20 phút đến khi hỗn hợp sệt lại. Chờ nước mắm nguội thì hớt sạch bọt nước mắm.
  • Tráng sạch lọ thủy tinh bằng nước sôi để tiệt trùng rồi lau khô.
  • Cho tất cả rau củ đã phơi héo và ớt vào lọ thủy tinh, đổ nước mắm từ từ cho ngập tất cả các nguyên liệu.
  • Sau đó, dùng thanh tre đè lên trên để tránh cho kiệu bị nổi. Bạn phải đậy thật kín để tránh không khí lọt vào trong lọ.
  • Sau 3 ngày, nước trong kiệu sẽ làm loãng nước mắm. Bạn đổ mắm ra và đun cho keo lại. Để thật nguội rồi đổ lại vào lọ kiệu.

Bước 3: Ngâm củ kiệu với nước mắm

Cách làm củ kiệu chua ngọt

Nguyên liệu để làm củ kiệu chua ngọt

  • Củ kiệu tươi: 1kg
  • Đường: 500g
  • Muối hột: 2 muỗng canh
  • Một ít tro bếp
  • Giấm trắng, phèn chua
  • Hũ thủy tinh

Hướng dẫn cách làm củ kiệu chua ngọt

Bước 1: Cách làm củ kiệu giòn, trắng

  • Cho kiệu vào ngâm qua đêm với nước có hòa tro bếp. Nếu không có tro thì bạn có thay bằng nước muối pha loãng và rút ngắn thời gian ngâm để kiệu không bị ngấm mặn.
  • Vớt hết kiệu ra rồi cắt rễ và phần đầu. Sau đó, đem kiệu ngâm nước muối hoặc ngâm vào nước đá để kiệu giòn hơn.
  • Rửa lại kiệu vài lần với nước cho sạch nước muối rồi tiếp tục đem kiệu đi ngâm với nước đã pha phèn chua.
  • Rửa kiệu rồi vớt ra, rải trên khay (hoặc mâm) rồi đem ra phơi nắng 1 ngày cho kiệu héo bớt.
  • Khi kiệu đã được phơi khô, lột lớp vỏ và cắt phần rễ còn sót lại, rửa lại 1 lần nữa cho sạch bụi hoàn toàn, vớt ra, để thật ráo.

Cách làm củ kiệu chua ngọt

Bước 2: Ngâm kiệu chua ngọt

  • Bạn hòa tan 2 muỗng canh đường, 400ml giấm, 1/2 muỗng cà phê muối với nước (có thể nêm nếm tùy theo khẩu vị).
  • Đun sôi hỗn hợp nước giấm đường rồi để thật nguội.
  • Tiệt trùng hũ thủy tinh bằng nước sôi và để cho thật khô ráo.
  • Cho kiệu vào hũ, dùng nan tre gài lên trên. Tiếp đến, đổ hỗn hợp nước giấm đường vào ngập kiệu cỡ 3cm rồi đậy kín hũ, để ở nơi thoáng mát.
  • Sau từ khoảng 7 – 10 ngày (phụ thuộc vào độ chua của nước giấm đường) thì bạn có thể thưởng thức món dưa kiệu chua chua, giòn giòn.

Vừa rồi là cách làm củ kiệu ngon và đơn giản nhất được làm trong ngày Tết. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trên đây, bạn sẽ thực hiện thành công món ăn cổ truyền của người Việt Nam và có thể thưởng thức trong những bữa ăn hàng ngày của mình.

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, Bát Tràng Family không chịu trách nhiệm và đảm bảo về độ chính xác của các thông tin liên quan đến sức khỏe và y học. Hãy liên hệ với các chuyên gia và bác sĩ tư vấn để được biết thêm chi tiết.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tiết lộ 3 cách làm trân châu từ bột mì, bột năng và bột nếp cực đơn giản

Cách làm trân châu từ bột năng Nguyên liệu Bột năng: 160gr Bột rau câu dẻo: 10gr Đường: 3 muỗng canh Nước sôi: 300ml Mẹo…

4 tuyệt chiêu về cách pha trà gừng nhất định không được bỏ qua

Bí quyết pha trà gừng giúp tăng cường sức khỏe Trà gừng có thể được thưởng thức bằng nhiều cách khác nhau, dưới đây là…

Bật mí 2 cách làm mứt cà rốt thơm ngon cho ngày Tết tròn vị

Cách làm mứt cà rốt dẻo Cách làm mứt cà rốt dẻo Chuẩn bị nguyên liệu  Dưới đây là những nguyên liệu cần thiết để…

Cách làm mứt dừa non thơm ngon, đơn giản ngày tết

Chuẩn bị nguyên liệu làm mứt dừa 1,5kg cùi dừa non 765 gram đường Một muỗng canh bột trà xanh Hai muỗng canh sữa đặc…

Cách ngâm rượu táo mèo thơm ngon đúng chuẩn tại nhà

1. Nguyên liệu để làm rượu táo mèo: 2 kg táo mèo tươi 4 lít rượu trắng 1 kg đường 200 ml mật ong 2.…

Hướng dẫn cách làm mứt dừa ngũ sắc ngày tết cực hấp dẫn

Nguyên liệu cần có để làm mứt dừa ngũ sắc Cùi dừa non: 1 kg Đường: 400g Sữa tươi không đường: 100 ml Vani: 1…

Cách làm sốt cà chua theo công thức nhà hàng

Các bước làm sốt cà chua đúng chuẩn Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu Tùy thuộc vào số lượng sốt cà chua mà bạn muốn…

Cách làm xoài dầm chua ngọt hấp dẫn ngay tại nhà

Nguyên liệu làm xoài dầm Xoài: 3-4 quả Đường kính trắng: 7 thìa Muối tinh trắng: 1 – 2 thìa Ớt bột. Ngoài ra bạn…
Chia sẻ
Bỏ qua