Công dụng của cây lược vàng – Loài cây Thần dược

Đặc điểm của cây lược vàng

Cây lược vàng có danh pháp khoa học là Callisia fragrans. Ngoài ra cây còn được gọi những tên gọi khác như lan vòi, lan rũ hoặc cây bạch tuộc.

Cây lược vàng là loài cây sống lâu năm, có chiều cao tầm 20-40cm với nhiều cành dài đến 10cm. Thân cây chia làm nhiều đốt, nhánh, kích thước mỗi đốt khoảng 1 – 2cm, mỗi nhánh có chiều dài trung bình 10cm. Lá của cây lược vàng mọc đơn với phiến lá hình ngọn giáo có kích thước 15-20 cm x 4-6 cm mọc so le với nhau. Lá có màu đậm hơn ở bên trên, có màu vàng khi già đi.

cây lược vàng

Cây lược vàng có các thành phần hóa học sau:

  • Nhóm lipid: Sulfolipid, Triacyglyceride, digalactosyglycerides
  • Sắc tố chlorophyl, caroten
  • Thành phần Phytosterol
  • Nhóm acid béo: olefinic, paraffinic
  • Thành phần acid hữu cơ
  • Các loại vitamin PP, B2, các vi lượng: Fe, Cu, Cr, Ni.
  • Các flavonoid: quercetin, kaempferol isoorientin (3′,4′,5,7-tetrahydroxyflavone-6-C-β-D-glucopyranoside).

Các nhóm chất này của có tác dụng thanh lọc, giải nhiệt cho cơ thể, thải độc tố cực kỳ tốt.

Những công dụng của cây lược vàng

Giảm nguy cơ ung thư

Cây lược vàng có tác dụng gây độc trên tế bào ung thư. Kháng viêm, làm chậm quá trình oxy hoá, tiêu diệt gốc tự do, ức chế enzyme alpha-glucosidase, kích thích tăng sức đề kháng của cơ thể. Bên cạnh đó dịch tiết từ lá cây lược vàng cũng có khả năng chữa lành các bệnh về mắt, ngăn chặn gốc tự do hình thành và phát triển thành các ổ viêm gây ung thư. Cây lược vàng còn có steroid, quercetin, flavonoid giúp thúc đẩy quá trình tái sinh các tế bào mới trong cơ thể.

Chữa trị các bệnh xương khớp

Cây lược vàng có thể chữa trị các bệnh xương khớp cực kỳ hiệu quả. Có thể chữa đau nhức xương khớp bằng rượu thuốc từ cây lược vàng để uống hàng ngày hoặc dùng để xoa bóp chữa bệnh đau lưng, viêm khớp, thấp khớp.

cây lược vàng

Trị ho và viêm họng

Vì có chất kháng viêm nên người bệnh có thể nhai lá lược vàng tươi để giúp kháng lại viêm nhiễm đường hô hấp. Đây cũng là một cách được sử dụng trong dân gian.

Chữa đau răng

Người bị đau răng, sưng nướu, loét nướu cũng có thể nhai lá tươi để đưa các hoạt chất trực tiếp vào vị trí bị sưng đau.

Hỗ trợ trị mụn

Nhờ vitamin PP, B2, triacyglyceride, paraffinic, quercetin,… các nguyên tố vi lượng này có công năng chính là thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. vì thế lá cây lược vàng chữa mụn nhọt rất tốt.

Một vài bài thuốc từ cây lược vàng

Bài thuốc điều trị viêm loét dạ dày

Chuẩn bị

  • 3 lá cây lược vàng cho mỗi ngày
  • Mật gấu

Thực hiện

  • Dùng lá cây lược vàng tươi đem đi giã nhuyễn lấy nước.
  • Sau đó đem trộn nước ép lá lược vàng với mật gấu khuấy đều.
  • Sau đó uống hỗn hợp này sau bữa ăn.
  • Không nên lạm dụng lá lược vàng với liều lượng lớn vì có thể gây tụt huyết áp.

Bài thuốc điều trị vảy nến

cây lược vàng

Thực hiện:

  • Chuẩn bị 5 – 6 lá cây lược vàng đem rửa nước muối cho thật sạch.
  • Sau đó đem lá cây cắt thành đoạn vừa đủ và cho vào nồi đun cùng lượng nước sấp mặt lá.
  • Uống nước lá lược vàng trong vòng  1 – 2 tháng sẽ giúp các vết bong tróc ngoài da giảm hẳn.

Bài thuốc điều trị bệnh gan

Chuẩn bị

  • 2 lá cây lược vàng
  • 2 lá mồng tơi

Thực hiện

  • Đem lá cây lược vàng và lá mồng tơi rửa sạch.
  • Cho 2 nguyên liệu này vào cối, giã nhỏ rồi vắt lấy nước.
  • Uống hỗn hợp nước này vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.

Lưu ý khi sử dụng cây lược vàng

Các thành phần của cây lược vàng có thể gây dị ứng với một số trường hợp những người bệnh. Vì thê có thể gây phát ban và sưng phù ở thanh quản.

Nên kiên trì khi sử dụng vì nếu dùng liều lớn có thể gây tụt huyết áp nhanh. Vì thế cần phải có sự tham vấn từ bác sĩ đế có thể có định lượng hợp lý.

Trên đây là những thông tin cũng như công dụng chữa bệnh của cây lược vàng. Hy vọng bài viết đem lại cho bạn những thông tin bổ ích.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tính cách đặc trưng của người có nạp âm Bình Địa Mộc là gì?

Thế nào là Bình Địa Mộc? Nếu đại lâm mộc có ý chỉ các loại cây cổ thụ, thân gỗ to và chắc chắn thì nạp…

Những thông tin và ý nghĩa của Lý ngư vọng nguyệt bạn nên biết

Thông tin chung về tranh Lý ngư vọng nguyệt Về tên gọi Lý ngư vọng nguyệt là tên gọi theo tiếng Hán có nghĩa là…

Chọn hướng nhà theo tuổi hợp phong thủy chuẩn nhất

Cách xác định cung mệnh theo tuổi Theo Phong Thủy Bát Trạch, tuổi mệnh của con người được chia thành 2 nhóm là Đông Tứ…

Tuổi Thân là con giáp gì? Tuổi Thân hợp tuổi con nào?

Tuổi Thân là con giáp gì? Tuổi Thân là tuổi con Khỉ, đây là con giáp đứng thứ 9 trong bộ 12 con giáp. Con…

Ý nghĩa hình ảnh Rồng cuộn thủy trong phong thủy

Ý nghĩa hình ảnh Rồng trong phong thủy Ý nghĩa hình ảnh Rồng trong phong thủyTheo lời cha ông ta kể lại từ ngày xưa…

Có nên cho người khác mượn tuổi làm nhà không?

Có nên cho người khác mượn tuổi làm nhà hay không? Vấn đề mượn tuổi làm nhà không đơn giản chút nào vì không phải…

Nậm rượu là gì? Ý nghĩa của Nậm rượu trên bàn thờ gia tiên

Nậm rượu là gì? Nậm rượu là gì?Theo truyền thống cha ông ta bao đời nay truyền lại, trên mâm lễ cúng bao giờ cũng…

Cây Kim Ngân – Ý nghĩa phong thủy – Hợp mệnh gì?

Ý nghĩa phong thủy của Cây Kim Ngân Như với tên gọi Cây Kim Ngân có ý nghĩa phong thủy đem lại sự giàu có,…
Chia sẻ
Bỏ qua