Chân nến là gì? Ý nghĩa chân nến trên bàn thờ gia tiên

Đôi chân nến thờ là gì?

Đôi chân nến thờ là gì?
Đôi chân nến thờ là gì?

Đôi chân nến bàn thờ là một vật dụng phong thủy không còn xa lạ với nhiều gia đình. Chúng là vật dụng không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên hay bàn thờ Phật,…. Nó được sử dụng để cắm hoặc cố định cây nến hoặc cốc nến giúp thắp sáng bàn thờ. Hoặc đôi lúc nó còn được dùng cả trong đình chùa hoặc từ đường.

Vật liệu thường thấy để chế tạo đôi chân đế nến chính là nguyên liệu bằng gốm sứ được vẽ hoa văn. Hoặc đôi lúc là đồng vàng, đồng đỏ.

Ý nghĩa đế nến trên bàn thờ

Ý nghĩa đế nến trên bàn thờ
Ý nghĩa đế nến trên bàn thờ

Đối với bất kỳ một gia đình nào, bàn thờ tổ tiên luôn là vị trí linh thiêng nhất. Đây là nơi con cháu dâng lên những nén hương cho ông bà gia tiên mỗi dịp lễ tết hay rằm. Cũng là nơi để thể hiện tình cảm tưởng nhớ thành kính đến những người thân đã khuất.

Cha ông ta luôn quan niệm rằng sinh dữ tử lành. Có nghĩa là cái chết chính là sự mở đường dẫn đến một thế giới khác tốt đẹp hơn. Ở thế giới song song này người thân đã khuất sẽ luôn dõi theo và che chở cho con cháu đang sống ở trần thế. Hương linh của họ sẽ được tồn tại và trú ngụ tại bàn thờ tại gia đình.

Những linh vật trên bàn thờ gồm nhiều loại khác nhau. Mỗi một loại khác nhau lại mang trong minh một ý nghĩa khác nhau. Trong số đó đồ vật thiết yếu và không thể thiếu chính là cặp chân nến thờ.

Ý nghĩa chung

Vật phẩm linh thiêng này có ý nghĩa là giá đỡ các loại nến hoặc cốc nến trên bàn thờ. Giúp cho không gian thờ cúng trở nên ấm áp và cung cấp đủ ánh sáng cho ban thờ. Đồng thời khiến bàn thờ trở thành nơi uy nghiêm nhất gian thờ. Bên cạnh đó, chân nến thờ còn sỡ hữu ý nghĩa tâm linh to lớn hơn. Nến mang màu vàng của mặt trăng và mặt trời, đây là gam màu của cảm giác ấm áp và sự sống được tiếp diễn.

Ý nghĩa phong thủy

Cặp đế nến trên bàn thờ đặt hai bên tượng trưng cho âm dương hòa hợp. Qua đó, mang đến sự thịnh vượng, may mắn và phúc lộc cho gia chủ sỡ hữu. Ngoài ra, ánh sáng của đôi chân nến còn là biểu tượng cho ánh sáng thiêng liêng. Giúp soi đường chỉ lối cho những người thân cho gia đình, để họ có cuộc sống bình an và hạnh phúc.

Không chỉ như vậy, những vật phẩm trên bàn thờ đều có ý nghĩa phong thủy nhất định. Phải đảm bảo được đủ ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.

Xem thêm: Trọn bộ đồ thờ Bát Tràng

Có nên sử dụng chân nến thờ bằng gốm sứ hay không?

Có nên sử dụng chân nến thờ bằng gốm sứ hay không?
Có nên sử dụng chân nến thờ bằng gốm sứ hay không?

Ngày nay, dựa theo nhu cầu ngày càng tăng cao thì tồn tại 2 loại đế nến bàn thờ là đế làm bằng đồng và gốm sứ. Trong số đó thì chân đế nến bằng gốm sứ được ưu tiên sử dụng hơn cả.

Một trong những lý do để chúng được ưa chuộng đó chính là dễ vệ sinh. Nếu sử dụng chân đế nến bằng đồng mỗi khi bị bám bẩn sẽ rất khó vệ sinh. Đồng thời cũng dễ bị bay màu khi bạn sử dụng trong thời gian dài. Bên cạnh đó nó còn dễ bị bay màu khi bạn sử dụng trong một thời gian dài và chi phí để lau chùi lại cao hơn so với đế nến bằng gốm. Trong khi đó đế nến sứ có ưu điểm là bề mặt được tráng men dễ lau chùi. Không làm bạn phải mất nhiều công sức.

Cấu tạo và cách trưng bày chân nến thờ

Cấu tạo và cách trưng bày chân nến thờ
Cấu tạo và cách trưng bày chân nến thờ

Chân nến trưng bàn thờ có cấu tạo bao gồm 3 phần. Bao gồm: chân đế loe, vị trí đựng cây nến và nắp đậy nến. Vì phần đế nến thường được làm bằng 2 nguyên liệu chính là đồng hoặc gốm sứ. Nên làm sao để có cách bài trí phù hợp nhất trên bàn thờ?

Trên bàn thờ, đôi chân nến sẽ được bố trí cân xứng và uy nghiêm ở hai bên đỉnh thờ. Cùng với vị trí tọa lạc ngay phía sau bát hương thờ. Ý nghĩa của đế nến trên ban thờ lúc này là đế nến bên hữu thuộc hành âm. Trong khi chân nến bên tả là thuộc hành dương. Hai đồ vật này đem lại ý nghĩa là mặt trời và mặt trăng. Chúng sẽ luôn luân chuyển trên bàn thờ gia tiên.

Lời kết

Một vài thông tin về đèn nến bàn thờ cũng như ý nghĩa của chúng hy vọng sẽ làm cho độc giả hiểu thêm về sản phẩm này. Bạn cũng có thể tùy theo phong thủy của gia đình để lựa chọn cho phù hợp. Nhưng điều lưu ý nhất chính là phụ thuộc vào lòng thành mỗi khi thờ cúng gia tiên. Nếu như vẫn còn vấn đề cần được hỗ trợ bạn có thể liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khái quát vận số của những người thuộc mệnh Bạch Lạp Kim

Khái niệm về Bạch Lạp Kim Trong từ điển Hán – Việt thì “bạch lạp” mang ý nghĩa là cây nến trắng, còn “kim” tức…

Ý nghĩa ống đựng hương trong văn hóa thờ cúng của người Việt

Ý nghĩa ống hương trong việc thờ cúng Ý nghĩa ống hương trong việc thờ cúngTrong văn hóa tâm linh của mỗi gia đình Việt,…

Ý nghĩa Vạn Sự Như Ý trong phong thủy và những đồ vật trang trí

Vạn Sự Như Ý nghĩa là gì? Vạn Sự Như Ý chính là chúc cho chúng ta luôn được vui vẻ và như ý với…

Mã đáo thành công là gì? Ý nghĩa Mã đáo thành công trong phong thủy

Mã đáo thành công là gì? Mã đáo thành công vốn nguyên bản chính là một câu thành ngữ của người Hán ngày xưa. Để…

Treo gương bát quái vào giờ nào để hóa giải được sát khí

Gương bát quái là gì? Gương bát quái chính là một mặt phẳng, hình bát giác 8 cạnh đều nhau. Trên bề mặt vẽ hình…

Ý nghĩa của tranh tứ quý Tùng Cúc Trúc Mai

Ý nghĩa của Tùng Cúc Trúc Mai Dựa theo hình ảnh được vẽ trên tranh, thì bức tranh sẽ mang những ý nghĩa khác nhau.…

Người sinh năm 1998 tuổi con gì? Mệnh gì? Hợp với tuổi nào?

Sinh năm 1998 là mệnh gì? Sinh năm 1998 là mệnh gì?Những người sinh năm 1998 là cầm tinh con Hổ, tuổi Mậu Dần thuộc…

Mệnh cách của người mang nạp âm Đại Hải Thủy

Khái niệm Đại Hải Thủy là gì? Nếu tra cứu theo từ điển Hán – Việt thì Đại Hải Thủy có nghĩa là nguồn nước lớn, mênh…
Chia sẻ
Bỏ qua