Có nên cho người khác mượn tuổi làm nhà không?

Có nên cho người khác mượn tuổi làm nhà hay không?

Vấn đề mượn tuổi làm nhà không đơn giản chút nào vì không phải ai cũng biết mượn tuổi đúng cách. Khi không được tuổi làm nhà nhưng gia chủ lại muốn tiến hành xây dựng nhà cửa vào năm đó thì hoàn toàn có thể đi mượn tuổi những người khác.

Nhiều quan niệm khác cho rằng chỉ cần nhờ người mình mượn tuổi đến khấn hộ trước bàn thờ thần linh khi động thổ là xong. Nhưng đây là cách làm hoàn toàn không chính xác.

Làm sao để mượn tuổi làm nhà đúng cách?

Có một số quan điểm cho rằng, nếu mảnh đất đó không hợp với tuổi gia chủ thì có thể nhờ người thân, bạn bè đứng lên làm sổ đỏ hộ và mang tên của người đó. Tuy nhiên đây là quan điểm chưa đúng. Vì theo phong thủy, không tồn tại các yếu tố liên quan đến hành chính và tài sản sở hữu.

Mượn tuổi đúng cách là khi gia chủ và người mượn tuổi phải có sự mua bán theo khế ước. Sau khi quá trình làm nhà hoàn thành, hai bên bàn giao lại theo kế ước cho gia chủ.

muon-tuoi-lam-nha-2

Nên mượn tuổi của nam giới để làm nhà, nếu là người lớn tuổi hơn gia chủ thì càng tốt. Nhưng gia chủ không nên mượn tuổi của người đang chịu tang hoặc phạm vào các vận hạn Kim Lâu, Hoang Ốc, Tam Tai,…

Ngoài ra thì việc xem tuổi, xem ngày đẹp để làm nhà là yếu tố quan trọng để tiến hành xây nhà. Nhờ đó mang lại cho gia chủ những điều may mắn, thuận lợi, thành công trong cuộc sống.

Người hay làm việc tốt tích nhiều phúc đức thì có thể làm nhà bất kì lúc nào. Còn với những người tham lam, sân si thì cho dù là ngày tốt đi nữa cũng gặp vận hạn.

Kinh nghiệm để gia chủ mượn tuổi làm nhà

  • Việc mượn tuổi làm nhà không đơn giản chút nào vì , vì vậy gia chủ nên mượn tuổi của những người thân thiết hoặc những người họ hàng dòng tộc, gần nhà để mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn.
  • Khi cho người khác mượn tuổi, tuyệt đối không được cho người khác cùng mượn khi người mượn trước vẫn chưa xây nhà xong. Điều đó có thể mang lại xui xẻo cho cả hai. Vì vậy trước khi mượn tuổi, gia chủ cần phải hỏi kỹ về vấn đề này.
  • Không được mượn tuổi làm nhà khi chỉ sửa lại nhà cũ. Chỉ được phép mượn tuổi khi xây nhà mới.
  • Nếu chỉ sửa chữa, dọn dẹp lại nhà cửa mà không động chạm gì đến đất đai thì gia chủ chỉ cần chọn ngày lành tháng tốt để làm nhà. Nếu sửa nhà mà động đến đất đai thì phải làm lễ cúng dâng lên thần linh.
  • Phải tuân thủ theo các thủ tục mượn tuổi làm nhà.
  • Không nên mượn tuổi của những người đang chịu tang gia đình hoặc chịu vận hạn Tam Tai, Kim Lâu, Hoang Ốc,…

muon-tuoi-lam-nha-3

Hướng dẫn cách mượn tuổi làm nhà

  • Gia chủ cần phải làm giấy bán nhà cho người mượn tuổi. Nên nhớ đây chỉ là giấy tờ tượng trưng để dâng lên thần linh.
  • Khi làm lễ động thổ, người được mượn tuổi thay chủ nhà làm lễ, khấn vái, động thổ. Người được mượn tuổi cuốc 5, 7 cái xuống đất để làm tượng trưng.
  • Trong khi làm lễ, người được mượn tuổi đóng vai trò thay thế chủ nhà làm các thủ tục. Vì vậy chủ nhà nên tránh đi đến chỗ khác, khi làm lễ xong mới được về nhà mới.
  • Khi đổ mái, người được mượn tuổi cũng sẽ thay thế gia chủ dâng hương, làm lễ. Chủ nhà sẽ tránh mặt cho đến khi quá trình làm lễ kết thúc.
  • Sau khi xây dựng nhà mới xong cần phải làm lễ nhập trạch. Lúc này người được mượn tuổi vẫn tiếp tục thay chủ nhà làm lễ, dâng hương, khấn vái thần linh.
  • Hai bên làm giấy tờ mua lại nhà tượng trưng để dâng lên thần linh, người được mượn tuổi sẽ bán lại nhà cho gia chủ với giá tượng trưng cao hơn so với giá bán. Sau đó, gia chủ tiến hành làm lễ nhập trạch.

Vừa rồi chúng tôi vừa giới thiệu cho bạn về những quy tắc và kinh nghiệm khi mượn tuổi làm nhà. Hy vọng rằng với những thông tin trên bạn sẽ thực hiện đúng cách để mang lại nhiều may mắn với ngôi nhà mới xây dựng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nháy mắt trái ở nam nữ báo hiệu điều lành hay xấu?

Ý nghĩa tâm linh của của hiện tượng giật mắt trái Theo quan điểm tâm linh, thì đôi mắt là “con đường” liên kết giữa…

Thuận Buồm Xuôi Gió là gì? Ý nghĩa trong phong thủy

Ý nghĩa của “Thuận buồm xuôi gió” là gì? Ý nghĩa của “Thuận buồm xuôi gió” là gì?Đây là một câu thành ngữ được nhiều…

10+ Điều nên và không nên khi trang trí Phong thủy phòng khách

Cách bày trí phòng khách hợp phong thủy 1. Cách chọn màu sắc của phòng khách theo phong thủy Để trang trí phòng khách đẹp,…

Những điểm thú vị xoay quanh người có mệnh Kiếm Phong Kim

Tìm hiểu về khái niệm Kiếm Phong Kim Kiếm Phong Kim thường được hiểu là vàng trong kiếm, tức là loại kim loại quý đã…

Thiềm Thừ là gì? Cách khai quang Thiềm Thừ chuẩn nhất tại gia

Truyền thuyết về Thiềm Thừ Theo truyền thuyết của người Trung Hoa, thì Thiềm Thừ xuất phát là yêu tinh được tiên ông Lưu Hải…

Ý nghĩa phong thủy của bát cúng cơm trên bàn thờ

Bát cúng cơm là gì? Bát cúng cơm là gì?Bát cúng cơm luôn gắn liền với đôi đũa thờ. Đây là vật phẩm phong thủy…
Chia sẻ
Bỏ qua