Cách làm rượu nếp than: thần dược cho bà bầu!

Công dụng của rượu nếp than

Rượu nếp than có giá trị dinh dưỡng cao hơn các loại gạo thông thường với 6.8% protein, 20% chất béo và 8 loại acid amin tốt cho sức khỏe. Một số công rượu của nếp than:

  • Bồi bổ cơ thể, kích thích hệ tiêu hóa.
  • Hỗ trợ tim mạch: giảm đường huyết và nồng độ Cholesterol.
  • Phục hồi và cấp độ ẩm cho da giúp làm mịn và tăng tone màu da.
  • Bổ khí huyết, kiện tỳ vị, bổ gan phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh.

Cách làm rượu nếp than đúng chuẩn

Để tạo nên món rượu nếp than ngon và đúng chuẩn thì việc lựa chọn nguyên liệu, làm kỹ càng từng bước là hết sức quan trọng.

rượu nếp than

Chọn nguyên liệu:

  • 4kg gạo nếp than loại ngon.
  • 200g men nên chọn loại có đặc tính cay nóng
  • Rượu nếp: 2 lít.

Bạn có thể căn chỉnh số lượng theo nhu cầu nhưng vẫn đảm bảo theo tỉ lệ: 1 men – 10 rượu – 20 gạo nếp than.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Nếp than: nhặt sạch vỏ chấu, hạt sạn và vo thật sạch, ngâm trong nước qua đêm từ 8-10 tiếng để tiết kiệm thời gian khi nấu.
  • Men rượu: chọn loại còn mới có màu trắng, không bị mốc. giã nhuyễn để chia thành 3 phần riêng biệt.

Bước 2: Nấu nếp than

Sau khi nếp than đã được ngâm qua đêm, vớt lên tiếp tục kiểm tra còn sạn, chấu hay không. Đặt vào nồi nấu tương tự như cách nấu cơm thông thường. Canh bếp sau cho nếp than không bị nhão và cháy, chỉ chọn lại phần nếp chín bình thường

Bước 3: Trộn nếp than với men rượu

Trải nếp than ra nong, nia, mâm lớn thành 1 lớp mỏng. Dùng 1/3 men rượu rải đều mặt trên, sau đó lật mặt dưới trải đều 1/3 còn lại. Sau đó đặt hỗn hợp trên vào trong bình thủy tinh hay gốm sứ thành nhiều lớp. Giữ các lớp bạn rải 1/3 lượng men rượu còn lại.

Bước 4: Ủ rượu nếp than

Sau khi đã đặt hỗn hợp vào trong bình thủy, nên đem đi ủ ở những có khô thoáng, không có ánh nắng mặt trời chiếu vào. Với những nơi có khí hậu lạnh bạn có thể đặt bình thủy tinh cạnh bếp để thúc đẩy quá trình lên men như tự nhiên.

Bước 5: Chọn thời điểm cho rượu vào

Sau 3-5 ngày, nếp than sẽ cho ra cốt rượu đầu tiên với mùi thơm rất nồng. Đây cũng là cách nhận biết thời điểm bạn nên cho rượu nếp vào. Tiếp tục ngâm từ 25-55 ngày tùy vào sở thích của bạn (khi ngâm càng lâu thì rượu càng thơm và nồng độ càng cao).

Mẹo nhỏ: nếu bạn chỉ muốn làm cơm rượu nếp than (để ăn) thì chỉ cần làm đến bước 4 và ủ từ 2-3 ngày là đã đạt chuẩn.

Sinh mổ uống rượu nếp than được không

Để trả lời cho câu hỏi sinh mổ uống rượu nếp than được không bạn hãy xem những giá trị mà rượu nếp than mang đến cho sức khỏe bà bầu:

  • Nếp than chứa Protein, chất béo, vitamin C, E, B, canxi, phốt pho, sắt, kẽm…giúp bà bầu tăng lượng sữa tự nhiên, chống suy nhược cơ thể, khí huyết lưu thông ổn định và kích thích tiêu hóa.
  • Rượu nếp than giúp bổ máu, trị ho, kiện tỳ vị, bồi bổ gan thận.
  • Nếp than chưa axit folic, vitamin D giúp phục hồi sức khỏe sau sinh.
  • Phòng tránh các bệnh về thiếu sắt.
  • Ngoài ra, nếp than còn là siêu thực phẩm chống ung thư.

sinh mổ uống rượu nếp than được không

Đối với những người phụ nữ sinh mổ chỉ nên sử dụng 6 tháng sau khi sinh để tránh hiện tượng hình thành sẹo. Việc sử dụng cần phải điều độ tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé.

  • Nên dùng sau các bữa ăn chính.
  • 1 tuần chỉ nên 2-3 lần, mỗi lần tối đa 50ml rượu.

Giới Thiệu Bình Ngâm Rượu Bát Tràng


[tp_prodlist prodids=”8778,8742,8731,8769,8757,8751,8748,8746″]

Phía trên là cách làm rượu nếp than ngon nhất và những giá trị dinh dưỡng từ món rượu này mang đến cho sức khỏe người dùng. Hãy chia sẻ bài viết nếu bạn cảm thấy hữu ích với bản thân và mọi người xung quanh!

Cảm ơn đã đọc bài viết tại Bát Tràng Family !!!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hướng dẫn cách làm bánh pizza bằng lò nướng và nồi chiên không dầu

Nguyên liệu làm bánh Pizza hải sản Tôm sú: 300 gr Mực ống: 200 gr Ớt chuông: 2 trái Phô mai Mozzarella: 100 gr Tương…

Hướng dẫn 2 cách làm vịt om sấu ngon, chuẩn vị đặc sản Hà Nội

Cách chọn mua thịt vịt tươi ngon Cách chọn mua thịt vịt tươi ngon Chọn những con vịt vừa được làm thịt, lớp da bên…

Cách làm món nộm sứa đơn giản tại nhà

Nộm sứa là gì? Trước khi tìm hiểu cách làm nộm sứa siêu ngon thì hãy cùng tìm hiểu nộm sứa là gì nhé? Theo…

Cách làm bánh tráng trộn nhà làm ngon như ngoài hàng

Cách làm bánh tráng trộn đậm chất Sài Gòn Nguyên liệu Xoài chua: 1 quả Trứng cút: 10 quả Tắc: 3 trái Ruốc heo: 5g…

Bật mí cách pha trà hoa cúc thơm ngon mỗi ngày

Cách pha trà hoa cúc cam thảo Hoa cúc có mùi thơm dịu nhẹ, chứa phần lớn hoạt chất bisabolol (levomenol) – thành phần chống…

Bật mí 2 cách làm khoai tây chiên đảm bảo ăn là ghiền

Cách làm khoai tây chiên nước mắm Nguyên liệu Khoai tây: 500gram Nước mắm: 3 muỗng canh Đường cát: 3 muỗng canh Dầu ăn: 300ml…

Hướng dẫn 3 cách làm ô mai mận thơm, dẻo chua ngọt làm quà biếu tặng

Ô mai mận là gì? Ô mai mận là gì? Nhiều người vẫn luôn thắc mắc ô mai là loại quả như thế nào, thậm…

Cách làm sốt cà chua theo công thức nhà hàng

Các bước làm sốt cà chua đúng chuẩn Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu Tùy thuộc vào số lượng sốt cà chua mà bạn muốn…
Chia sẻ
Bỏ qua