Bật mí cách pha trà hoa cúc thơm ngon mỗi ngày
Cách pha trà hoa cúc cam thảo
Hoa cúc có mùi thơm dịu nhẹ, chứa phần lớn hoạt chất bisabolol (levomenol) – thành phần chống kích ứng, chống viêm hiệu quả. Trong khi đó, cam thảo lại được mô tả là vị thuốc có tính ấm, có khả năng thanh nhiệt, giải độc và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 2 nguyên liệu cùng kết hợp góp phần tạo nên những tách trà thơm ngon, ngòn ngọt cực dễ uống.
Sử dụng trà hoa cúc cam thảo mỗi ngày giúp bạn có những giấc ngủ ngon
Để pha được một ấm trà hoa cúc cam thảo chính hiệu, bạn chỉ việc làm như sau:
Nguyên liệu chuẩn bị
-
10g hoa cúc khô.
-
5g cam thảo.
-
2 thìa đường phèn.
Cách làm
-
Rửa sạch nguyên liệu.
-
Cho vào ấm đun sôi khoảng 5 phút thì dừng lại.
-
Lọc bỏ xác, giữ lại phần nước để uống.
Cách pha trà hoa cúc mật ong đường phèn
Mật ong vốn được biết đến là thực phẩm nhiều dưỡng chất tốt cho da và có lợi cho sức khỏe. Kết hợp hoa cúc và mật ong không chỉ mang đến một loại thức uống ngon miệng mà còn giúp cơ thể khỏe khoắn, dẻo dai hơn nhờ những giấc ngủ sâu.
Sáng tạo thức uống độc đáo nhờ kể hợp giữa hoa cúc và mật ong
Cách làm trà hoa cúc mật ong như sau:
Nguyên liệu chuẩn bị
-
10g hoa cúc.
-
30ml mật ong.
-
Ấm sạch.
- 50g đường phèn.
Cách làm
-
Rửa sạch lượng hoa cúc đã chuẩn bị.
-
Bỏ hoa cúc và đường phèn vào ấm đun đến khi sôi thì dừng lại.
-
Cho thêm chút mật ong.
-
Đậy nắp ấm để mật ong hòa tan hoàn toàn vào nước.
-
Vậy là bạn đã có một tách trà ngon đúng vị rồi.
Cách pha trà hoa cúc atiso
Nước atiso có vị chua nhẹ, thanh mát kết hợp cùng với hương thơm dịu dàng của những bông cúc nhỏ xinh, sẽ giúp xua đi mọi lo lắng, muộn phiền trong bạn. Pha trà hoa cúc với atiso vô cùng đơn giản.
Trà hoa cúc atiso giúp giải stress cực kỳ hiệu quả
Nguyên liệu chuẩn bị
-
10g hoa cúc khô.
-
1 – 2 bông atiso.
-
1 ấm sạch.
Thực hiện
-
Rửa sạch hoa cúc lẫn atiso.
-
Đun sôi atiso với nước trong vòng 15 phút.
-
Cho tiếp hoa cúc vào ấm atiso đậy nắp để hãm trong 10 phút.
-
Chắt bỏ vỏ, giữ lại nước và bắt đầu việc thưởng trà.
Cách pha trà hoa cúc táo đỏ kỷ tử
Câu kỷ tử (hay kỷ tử) được xem là vị thuốc chứa bí quyết trường sinh trong Y học cổ truyền với hàng loạt công dụng tuyệt vời như: cân bằng cơ thể, chống lão hóa, sáng mắt, đẹp da và giảm nguy cơ mất trí nhớ.
Táo đỏ có vị ngọt được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực. Táo đỏ mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như: đẹp da, bổ tỳ, tăng cường tuần hoàn và hạn chế lão hóa.
Hai vị thuốc cổ truyền kết hợp với trà hoa cúc chắc chắn sẽ mang đến hương vị thơm ngon và cực kỳ tốt cho sức khỏe.
Trà hoa cúc táo đỏ kỷ tử là một vị thuốc đến từ thiên nhiên
Nguyên liệu chuẩn bị
- 10 bông hoa cúc khô hoặc tươi.
- 3 quả táo đỏ.
- 1 muỗng cà phê kỷ tử.
- 3 muỗng mật ong.
- 500ml nước.
Cách làm
- Cho hoa cúc, kỷ tử, táo đỏ vào ly (ấm trà), rót ngập nước sôi lắc hoặc khoáy nhẹ rồi chắt nước bỏ đi.
- Tiếp tục cho nước sôi ngâm trong 10 phút (nhớ đậy kín).
- Thêm mật ong theo khẩu vị.
- Trà hoa cúc táo đỏ kỷ tử dùng nóng hoặc lạnh đều thơm ngon.
Cách pha trà hoa cúc với nước sôi
Đây là một trong những loại trà được nhiều người yêu thích bởi vừa đơn giản, dễ pha nhưng vẫn giữ được trọn vẹn hương vị của hoa.
Trà hoa cúc khô hãm với nước sôi được nhiều người yêu thích
Cách thức pha trà hoa cúc với nước sôi không quá cầu kỳ, bạn chỉ cần chuẩn bị và làm theo các bước dưới đây:
Nguyên liệu chuẩn bị
-
10g hoa cúc.
-
1 ấm pha trà.
Cách làm
-
Rửa sạch ấm và hoa.
-
Đun atiso trong vòng 5 phút với lượng nước vừa đủ.
-
Bỏ xác, lọc lấy nước uống
Dùng trà hoa cúc thường xuyên sẽ giúp bạn có những giấc ngủ ngon cùng tinh thần sảng khoái. Hy vọng một vài cách pha trà hoa cúc mà chúng tôi vừa đề cập phía trên sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều lựa chọn hơn trong việc sáng tạo thức uống mỗi ngày.
Bạn có thể ủng hộ các sản phẩm ấm trà Bát Tràng chính hãng tại: 99+ Bộ ấm trà Bát Tràng giá rẻ đến cao cấp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!