Hướng dẫn cách làm rượu nếp cẩm: Chuẩn như người Điện Biên

Cách làm rượu nếp cẩm ngon nhất

Dựa vào mục đích sử dụng có thể chia thành 2 loại là: rượu nếp cẩm để ăn và rượu nếp cẩm để uống.

Cách làm rượu nếp cẩm để uống

Để cho ra bất kỳ loại rượu ngon nào bạn cũng cần lựa chọn kỹ càng nguồn nguyên liệu và chia đều theo một tỉ lệ nhất định.

Chọn nguyên liệu làm rượu

  • Nếp cẩm: 4kg.
  • Men rượu: 200g.
  • Rượu trắng 40 độ loại ngon: 2 lít.

Dựa trên nguyên tắc trên chúng ta sẽ có tỉ lệ: 1 men – 10 rượu – 20 nếp. Bạn có thể tùy chỉnh theo số lượng rượu mình muốn làm ra.

rượu nếp cẩm

Rượu nếp cẩm có màu tím đặc trưng

Các bước để làm rượu nếp cẩm để uống

  • Bước 1: Để tiết kiệm thời gian bạn nên ngâm nếp vào buổi tối đến sáng mai trong khoảng 8 đến 10 tiếng.
  • Bước 2: Sáng ngày mai, bạn cho nếp cẩm ra bên ngoài loại bỏ đi các tạp chất như sạn, thóc.
  • Bước 3: Nấu nếp cẩm tương tự như nấu cơm thông thường. Tùy vào khối lượng bạn nấu có thể sử dụng nồi cơm điện, bếp than, củi.
  • Bước 4: Khi nếp cẩm chín, bạn chia đều nếp đều mỏng ra mâm, nia, sàn lớn để cho nhanh nguội.
  • Bước 5: Giã nhuyễn men rồi rải đều lên mặt nếp. Để đảm bảo quá trình lên men hoàn thiện bạn chỉ nên rải 1/3 , rồi sao đó lật mặt phía sau rải 1/3còn lại, 1/3 còn lại để dùng cho bước 6.
  • Bước 6: Cho nếp cẩm đã rải men vào bình thủy tinh, sành sứ với dung tích tương ứng. Khi cho vào nếp vào bình bạn nên chi thành nhiều lớp và rải 1/3 men còn lại giữ các lớp nếp. Sau đó đậy kín nắp và bảo quản ở những nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp mặt trời chiếu vào.
  • Bước 7: Ủ nếp cẩm từ 3-5 ngày rồi cho rượu vào tiếp tục ngâm từ 25-60 ngày tùy vào sở thích (ngâm càng lâu vị càng thơm và nồng độ rượu càng cao).

Cách làm cơm rượu nếp cẩm để ăn

Như đề cập phía trên nếp cẩm là món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh rất cao. Ngoài việc ăn thông thường, nếp cẩm còn được chế biến thành cơm rượu nếp cẩm.

nếp cẩm để ăn

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Nếp cẩm: 4kg.
  • Men rượu: 4 bánh nhỏ (nên chọn loại mới).
  • Lá chuối hoặc sen để tạo mùi thơm.

Các bước làm cơm rượu nếp cẩm

  • Bước 1: Để tiết kiệm thời gian bạn nên ngâm nếp vào buổi tối đến sáng mai trong khoảng 8 đến 10 tiếng.
  • Bước 2: Sáng ngày mai, bạn cho nếp cẩm ra bên ngoài loại bỏ đi các tạp chất như sạn, thóc.
  • Bước 3: Nấu nếp cẩm tương tự như nấu cơm thông thường. Tùy vào khối lượng bạn nấu có thể sử dụng nồi cơm điện, bếp than, củi.
  • Bước 4: Khi nếp cẩm chín, bạn chia đều nếp đều mỏng ra mâm, nia, sàn lớn để cho nhanh nguội.
  • Bước 5: Giã nhuyễn men rồi rải đều lên mặt nếp. Để đảm bảo quá trình lên men hoàn thiện bạn chỉ nên rải 1/3 , rồi sao đó lật mặt phía sau rải 1/3còn lại, 1/3 còn lại để dùng cho bước 6.

Từ bước số 1 đến 5 không khác gì so với cách làm nếp cẩm để uống.

  • Bước 6: Dùng lá sen hoặc chuối để bọc phần nếp cẩm hòa lẫn với men rượu để giữ hương vị được trọn vẹn nhất.
  • Bước 7: Dùng một chiếc bát hoặc đĩa nhỏ đặt xuống đấy nồi, bình, vại…rồi đặt phần lá sen gói nếp cẩm lên phía trên rồi đậy kín.
  • Bước 8: Ủ trong khoảng 2 ngày là bạn đã có thể sử dụng.

Những lưu ý khi làm rượu nếp cẩm

cách tránh làm rượu nếp cẩm bị hư

Để tranh hiện tượng hư hỏng, bị chua, có mùi vị không như ý, bạn cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau:

  • Chọn men có màu có màu sáng, hương thơm nhẹ không bị nấm mốc.
  • Đảm bảo tỉ lệ: 1 men – 10 rượu – 20 nếp.
  • Không rải men khi vừa nấu nếp xong vì sức nóng sẽ làm men bị hư.
  • Nên để ở những nơi khô ráo, không ẩm mốc, quá nóng hoặc bị mặt trời chiếu vào.

Giới Thiệu Bình Ngâm Rượu Bát Tràng


[tp_prodlist prodids=”8778,8742,8731,8769,8757,8751,8748,8746″]

Hi vọng với những thông tin trên từ Gốm sứ Bát Tràng Family bạn sẽ tự tay làm được món rượu nếp cẩm ưng ý nhất cho cả gia đình. Hãy để lại bình luận bên dưới để đánh giá về loại rượu này nhé!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cách làm củ kiệu ngon và đơn giản nhất trong ngày Tết

Củ kiệu là món gì? Củ kiệu là củ của cây kiệu, là cây thảo nhỏ thuộc họ hành, có thân hành màu trắng, hình…

Cách làm giò xào cho ngày Tết khó cưỡng lại được

Giò xào là gì? Giò xào hay giò thủ là một trong những món giò truyền thống của người Việt với thành phần chính là…

Cách làm dưa giá giòn chua, thơm ngon chống chán hiệu quả

Cách lựa chọn giá đỗ ngon, an toàn Cách lựa chọn giá đỗ ngon, an toàn Ngày nay, việc khi lựa chọn bất kỳ loại…

Cách làm sườn chua ngọt lạ miệng, bắt cơm cực kỳ đơn giản

Nguyên liệu cần chuẩn bị Nguyên liệu cần chuẩn bị Nguyên liệu được chuẩn bị dưới đây là phần ăn dành cho gia đình có…

Cách làm trà sữa trân châu trắng tại nhà ngon – bổ – rẻ

Hồng trà là gì? Hồng trà còn được nhiều người biết đến với cái tên là trà đen. Đây là loại trà được làm từ…

Cách làm rong biển cháy tỏi giòn tan đơn giản tại nhà

Rong biển là gì? Rong biển là một dạng tảo mọc ở biển. Rong biển có màu xanh lá hoặc nâu đen, được sử dụng…

Hướng dẫn 2 cách làm vịt om sấu ngon, chuẩn vị đặc sản Hà Nội

Cách chọn mua thịt vịt tươi ngon Cách chọn mua thịt vịt tươi ngon Chọn những con vịt vừa được làm thịt, lớp da bên…

Cách làm ô mai khế chua ngọt, thơm lừng, biến tấu nhiều vị

Cách làm ô mai khế xào gừng Cách làm ô mai khế xào gừng Nguyên liệu cần chuẩn bị Khế: 500 gram Đường 250gr Nước…
Chia sẻ
Bỏ qua