Tổng hợp các loại men gốm sứ phổ biến nhất hiện nay

Men lam – loại men gốm xuất hiện sớm nhất

Đây là loại xuất hiện sớm nhất ở làng gốm Bát Tràng vào khoảng thế kỷ XIV. Men được nung ở nhiệt độ cao từ 1200 đến 1300 độ C. Nguyên liệu chủ yếu của loại men này là đá hạ triểu, cao lanh, trường thạch,… cùng với một vài loại đá khác đã được các nghệ nhân làm gốm nghiền mịn trong khoảng 70 đến 80 tiếng. Các nghệ nhân sẽ vẽ lên trên bề mặt của sản phẩm để trang trí. Men lam xuất hiện chủ yếu trên ấm chén, bát đĩa, lư hương, chân đèn…

các loại men gốm men lam

Men trắng ngọc – loại men được dùng phổ biến và rộng rãi nhất

Đây là loại men được dùng phổ biến và rộng rãi nhất tại Bát Tràng. Để sản xuất được loại men này, những người nghệ nhân làm gốm phải đun ở nhiệt độ cao (1200-1300 độ C) chính vì vậy, bề mặt men nhẵn và bóng, đặc biệt an toàn với người sử dụng trong việc đựng thức ăn. Đó cũng là lý do chúng ta thấy các bộ bát đĩa thường được tráng men trắng.

Men rạn – “đặc sản” của gốm Bát Tràng

Xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XVI, và là biểu tượng cho kỹ thuật tráng men danh bất hư truyền của làng gốm Bát Tràng. Là loại men vô cùng đặc biệt, nó hình thành dựa trên sự chênh lệch giãn nở của xương và men gốm. Men rang thường được tráng trên bề mặt của lư hương, vò, bình vôi….

men rạn

Men nâu – loại men gốm sở hữu lớp sần trên mặt

Men nâu mang lại một nét hoài cổ, dân giã; tuy không min như men trắng, nhưng men nâu lại sở hữu cho mình một lớp sần đặc trưng trên bề mặt của sản phẩm. Loại men này kết hợp một cách hoàn hảo với nội thất bằng gỗ hoặc phong cách gắn liền với làng quê, thiên nhiên.

các loại men gốm men nâu

Men xanh rêu – xuất hiện cùng lúc với men lam

Cũng xuất hiện vào thế kỷ XIV, và cũng có nguyên liệu gần giống với men lam, nhưng loại men này dùng đá màu khác để có thể tạo ra màu xanh rêu đặc trựng của mình. Loại men này thược được dùng để trang trí các họa tiết cho sản phẩm như chân nghê, vẽ mây…

men xanh rêu

Men hỏa biến

Là loại men được tao ra do sự tương tác hóa học giữa oxit sắt và titan cùng với nhiệt. Là tinh hoa của nghệ thuật chỉnh nhiệt độ khi nung, mỗi sản phẩm đều có màu sắc khác nhau (tuy tương tự nhưng chúng không giống nhau 100%), và màu trên sản phẩm là màu của men tạo ra chứ không phài do màu pha như các loại men khác. Nói một cách thì men hỏa biến sẽ cho ra các sản phẩm độc đáo và độc nhất vô nhị, không sản phẩm nào giống sản phẩm nào.

Xem thêm: https://battrangfamily.com.vn/am-chen-bat-trang/am-chen-men-hoa-bien/

các loại men gốm men hỏa biến

Trên đây là những loại men gốm sứ phổ biến trên thị trường gốm sứ hiện nay. Để biết thêm chi tiết quý khách có thể liên hệ 0903.89.59.59 để được tư vẫn chi tiết về các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng nhanh chóng nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm hiểu lịch sử hình thành gốm Chu Đậu

Lịch sử gốm Chu Đậu – Tinh hoa văn hóa Việt Tuy là dòng gốm cổ nhưng hiện nay hầu như không có ghi chép…

Tìm hiểu bộ ấm trà hoa cúc Bát Tràng

Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa cúc Nguồn gốc Hoa cúc có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc vào thế kỷ 15 TCN.…

Tìm hiểu về lọ cắm hoa violet

Hoa Violet là hoa gì? Viola odorata là tên khoa học của hoa Violet, thuộc chi hoa Tím (Viola). Hoa này có nguồn gốc từ…

Tìm hiểu đôi nét về gốm sứ Nhất Bản

Vài nét về Gốm Sứ Nhật Bản Gốm sứ Nhật bản thường được gọi là tijiki hay yakimono, là những vật dụng thiết yếu trong…

Làng gốm Bát Tràng – Địa điểm du lịch độc đáo tại Hà Nội

1. Giới thiệu về làng gốm Bát Tràng Làng gốm Bát Tràng thuộc vùng ven sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội.…

Men rạn là gì? Có nên sử dụng đồ thờ cúng làm từ men rạn hay không?

Men rạn là gì? Men rạn là gì?Đây là một dòng men có nhiều vết rạn được tạo ra do sự chênh lệch về độ…

Tìm hiểu bộ ấm trà hồng sa Bát Tràng

Đôi nét về bộ ấm trà hồng sa Bát Tràng Thưởng trà là một nét văn hóa độc đáo, nó đã đi sâu vào đời…

Gốm sứ Minh Long: Tinh hoa từ Đất, tinh xảo từ Người

Thông tin về gốm sứ Minh Long – Năm thành lập: 1970. – Chủ sở hữu: ông Lý Ngọc Minh. – Quy mô nhà xưởng:…
Chia sẻ
Bỏ qua